Khả năng thanh khoản (Liquidity):

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

2.2.8. Khả năng thanh khoản (Liquidity):

Khả năng thanh toán là một tiêu chí quan trọng được Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện hoạt động bình thường, những ngân hàng không xây dựng cho mình một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hay khi ngân hàng bị những tin đồn thất thiệt đe doạ đến uy tín thì ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh toán.

Nhận thức được tầm quan trọng khả năng thanh toán, ACB đã xây dựng cho mình chiến lược thanh khoản hàng ngày dựa trên các hạn mức và giới hạn thanh khoản ACB đã thực hiện chiến lược cho vay thận trọng, đồng thời cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Do đó, ACB luôn đảm bảo khả năng thanh toán cao trong quá trình hoạt động của mình. Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 100%; nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 40%.

Năm 2007, ACB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần, áp dụng tiêu chí CAMELS. Và trong năm 2008, ACB là NHTM duy nhất của Việt Nam được xếp loại A theo xếp loại của Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp loại Doanh nghiệp Việt Nam, 35.

Nhìn chung, ACB có tính thanh khoản tương đối tốt trong hệ thống các NHTMCP với tài sản thanh khoản đạt trên 7% so với nguồn vốn huy động. Lượng tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác cao, đạt 34.309,7 tỷ đồng, đủ để đảm bảo khá năng thanh khoản. Chỉ số dự phòng/tổng dư nợ đang giảm cho thấy mức độ kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Bảng 2.15: Khả năng chi trả và sử dụng vốn ngắn hạn của ACB từ 2004 -2008

Năm Chỉ tiêu

2008 2007 2006 2005 2004 2003

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 20.07 5.99 3.67 4.76 4.41 2.48 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử

dụng để cho vay trung dài hạn

0% 0% 0% 0% 0% 6.96%

Thị trường tài chính của Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế, do đó tác động của những rủi ro, đổ vỡ trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới có thể tác động lớn đến các ngân hàng Việt Nam, dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó, hội đồng ALCO, ban điều hành ngân quỹ, phòng quản lý rủi ro của ACB tuỳ theo phân cấp trách nhiệm sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá định tính, định lượng về khả năng thanh khoản và xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.

Quản lý rủi ro thanh khoản của ACB luôn tuân thủ các nguyên tắc sau, [2]: − Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

− Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

− Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

− Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.

− Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

Bên cạnh đó, ngân hàng cùng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho các lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và nhân viên có phương cách quản lý và ứng phó khi có sự cố thanh khoản. Kế hoạch ứng phó bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn huy động bên trong và bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch này cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc.

Nhìn chung, việc nâng cao năng lực thanh khoản và công tác quản trị thanh khoản đã được ban lãnh đạo ACB quan tâm và đề cao vai trò quan trọng của nó. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2.2.9. Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trƣờng:

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường chính là độ nhạy cảm với các thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay cổ phiếu và cũng là độ nhạy cảm với rủi ro phát sinh từ các hoạt động phi kinh doanh.

Một ngân hàng mạnh là một ngân hàng có đội ngũ lãnh đạo đủ năng lực để xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Ngân hàng mạnh còn cần phải có được khả năng tự đối phó được với các rủi ro phát sinh từ hoạt động phi kinh doanh.

NHTMCP Á Châu đã và đang được đánh giá là NHTMCP hàng đầu Việt Nam( ngoại trừ các NHTM nhà nước mới cổ phần), đội ngũ lãnh đạo của ACB đã chứng minh được năng lực trong việc giúp ACB ứng phó tốt với các biến động rủi ro từ phía thị trường cũng như các thay đổi về lãi suất, tỷ giá, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng, kết quả hoạt động của ACB trong hai năm vừa qua đã chứng minh được điều đó. Đặc biệt ACB đã chú trọng tới hoạt động phân tích dự báo và xây dựng những kịch bản đối phó với rủi ro tốt, kịp thời. Trong năm 2010 sắp tới, ACB sẽ thực hiện triển khai các khoá đào tạo dài hạn từ 3- 5 năm và xây dựng những dự báo về mặt vĩ mô để có những con người phù hợp.

Năm 2008 là một năm thực sự khó khăn với ngành ngân hàng không chỉ của riêng Việt Nam mà đó là một năm khủng hoảng của toàn bộ hệ thống ngân hàng trên thế giới. Rất nhiều các ngân hàng lớn của Mỹ, Anh, các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới đã bị phá sản, nhưng NHTMCP Á Châu đã vượt lên trên các khó khăn đó để hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tính đến 31/12/2008, lợi nhuận trước thuế của toàn bộ tập đoàn ACB (bao gồm ACB và các công ty con) năm 2008 đạt 2.556 tỷ đồng vượt 56 tỷ so với kế hoạch, tổng tài sản của NHTMCP Á Châu (ACB) đạt 115.241 tỷ đồng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm năm 2009, tổng tài sản của ACB đã tăng thêm 31.920 tỷ đồng đưa tổng tài sản của ACB lên mức 147.161 tỷ đồng, và lợi nhuận 9 tháng của ACB cũng đạt 1.800 tỷ đồng. Trong năm 2009, ACB đã vinh dự trở thành ngân hàng duy nhất và đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam khi cùng lúc được vinh danh sáu giải thưởng quốc tế “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009”do các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới bình chọn, [36] .

Biểu 2.16: Mức lợi nhuận của ACB giai đoạn từ 2004 – 2008 282 392 687 2,127 2,561 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Lợ i n hu ận

Nguồn: báo cáo tài chính các năm của ACB

Cũng trong năm 2008, trước những khó khăn của kinh tế vĩ mô và chính sách điều tiết của NHNN, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng diễn ra rất căng thẳng và đạt đến ngưỡng nguy hiểm. Hàng loạt NHTM của Việt Nam đều vào cuộc, lãi suất cho vay tại một số thời điểm lên tới 21%/năm. Có thời điểm nhiều ngân hàng lâm vào khó khăn thanh khoản nội tệ buộc họ phải chấp nhận vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Giữa lúc thị trường tiền tệ kinh doanh khó khăn thì ACB là một trong số rất ít NHTM của Việt Nam không những vượt qua mà còn đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. Ngoài ra thương hiệu ACB cũng có sức mạnh chống lại những rủi ro phát sinh từ các hoạt động phi kinh doanh.

Những yếu tố này đã giúp ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có lợi nhuận lớn nhất, vượt rất xa so với ngân hàng đứng thứ hai trong tốp năm NHTMCP có mức lợi nhuận cao nhất của Việt Nam.

Bảng 2.17: Lợi nhuận đạt được của một số NHTMCP trong năm 2008

Ngân hàng Lợi nhuận năm 2008

(tỷ đồng) ACB 2.556 Techcombank 1.600 MB 735 Đông Á 701 Sacombank 658

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2008

chỉ chiếm 22.5% tổng lợi nhuận trong khi các năm trước đó tỷ lệ này năm 2007 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 61,65%; còn lại là từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác. Con số tương ứng của năm 2006 là 71%. Điểm mà khá nhiều nhà đầu tư tính đến là khả năng sinh lợi lớn từ hoạt động kinh doanh vàng của ACB, đặc biệt sôi động trong năm 2008, [2].

Đây là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định năng lực và vị trí của ACB trong hệ thống NHTM VN, ACB có thể vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn và tự khẳng định được năng lực của mình trong điều kiện khó khăn chung của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)