Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 81)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân:

Nguyên nhân của những mặt được và chưa được trên là do ACB có các điểm mạnh và điểm yếu sau:

Điểm mạnh:

trong hoạt động ACB luôn bám sát định hướng đó, thực hiện triệt để. - Quy mô vốn tự có của ACB đang tăng trưởng nhanh.

- Khả năng huy động vốn của ACB đang dẫn đầu trong khối NHTMCP. - Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong những năm gần đây đang ở mức khá thấp (dưới 1%), thấp hơn mức trung bình ngành rất nhiều.

- Mức độ an toàn vốn của ACB luôn được duy trì ở mức cao, thường cao gấp 1.5 lần so với mức trung bình ngành.

- Nền tảng công nghệ được đầu tư hiện đại và đồng bộ.

- Nhân sự lãnh đạo có nhiệt huyết, có năng lực cao về quản lý.

- Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và được trải qua các khâu kiểm tra tuyển dụng khá chuyên nghiệp, giúp ACB có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được đầu tư bài bản. - Chất lượng phục vụ khách hàng của ACB được nâng cao theo từng năm.

- Quy mô mạng lưới hoạt động của ACB trong những năm gần đây đang được đầu tư phát triển với tốc độ khá nhanh.

- Hiệu suất sử dụng vốn của ACB khá cao.

- Khả năng thanh khoản luôn ACB nghiên cứu để duy trì ở mức hợp lý. - Hoạt động quản trị rủi ro được xây dựng bài bản và quản lý chặt chẽ. - Hoạt động đầu tư được thực hiện với hiệu quả khá cao.

Điểm yếu:

- Quy mô vốn của ACB trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh ngay được với các NHTM nhà nước, và càng khó cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài - đối thủ cạnh tranh mới của ACB.

- Tỷ lệ nợ xấu của ACB tuy đang ở mức thấp, nhưng trong mấy năm gần tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là do nhiều chi nhánh phòng giao dịch còn chạy theo thành tích chỉ tiêu dư nợ mà không tuân thủ đầy đủ các quy định trong công tác thẩm định.

- Hoạt động tuyển dụng còn nhiều vướng mắc trong các trường hợp gửi gắm, hoặc người quen giới thiệu. Kết quả là những nhân viên này sẽ không đáp ứng đầy đủ năng lực mà công việc yêu cầu, vì vậy sẽ gây rủi ro rất lớn cho các hoạt động

của ngân hàng. Đặc biệt nếu các trường hợp nhân viên không đủ năng lực lại nắm giữ các vị trí quản lý thì tầm ảnh hưởng sẽ rất lớn.

- Chế độ lương thưởng chưa cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là chế độ lương khởi điểm là chung cho tất cả các nhân viên mới sẽ cản trở việc thu hút được nhân sự có kinh nghiệm và trình độ cao.

- Tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp với tăng trưởng huy động. Tại ACB vẫn còn khá nhiều chi nhánh – phòng giao dịch chưa được bố trí đầy đủ nhân sự trong hoạt động tín dụng, vì vậy việc tiếp cận khách hàng vay tại các đơn vị đó sẽ gặp khó khăn, mặt khác các đối thủ cạnh tranh lại có đội ngũ nhân sự tiếp cận khách hàng rất mạnh, điều này sẽ gây cản trở cho việc tăng trưởng tín dụng của ACB.

- Thị phần thẻ trong nước chưa được quan tâm phát triển xứng đáng với vị thế của ACB, do ACB chưa đầu tư xứng đáng cho hệ thống cây ATM, điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng sử dụng thẻ nội địa. ACB cũng chưa tích cực hợp tác với các NHTM khác trong việc sử dụng thẻ nên chưa tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của các NHTM tại Việt Nam.

- Tốc độ mở rộng mạng lưới của ACB được đầu tư phát triển khá nhanh, tuy nhiên ACB chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt nhân sự để đáp ứng cho yêu cầu của việc mở rộng hệ thống. Vì vậy trong thời gian gần đây nhân sự của ACB tuy đã được trang bị đầy đủ về mặt lý thuyết nhưng chưa được trang bị đầy đủ kinh nghiệm làm việc thực tế để có đảm nhận ngay công việc tại các chi nhánh – phòng giao dịch mới mở.

- Công tác đào tạo của ACB chưa quan tâm xứng đáng tới việc trang bị các kiến thức mới cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ, . . . những kỹ năng cần thiết của đội ngũ nhân viên theo tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ACB TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)