7. Bố cục của luận văn
3.3.8. Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt.
Để duy trì và phát huy tốt hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ACB cần chú trọng đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Để nâng cao khả năng thanh khoản, trước tiên ngân hàng cần xây dựng được danh mục đầu tư tốt, luôn cần duy trì được độ cân bằng của cán cân giữa tài sản nợ và tài sản có trong ngắn hạn. Điều này có nghĩa là ngân hàng cần nghiên cứu hạn chế được việc dùng vốn ngắn để đầu tư dài hạn.
Việc tiếp theo ngân hàng cần làm đó là phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, diễn biến của thị trường để từ đó dự báo đạo chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn, tránh gây ra rủi ro cho ngân hàng.
3.3.9. Giải pháp về chỉ số mức độ nhạy cảm rủi ro của thị trƣờng:
Xây dựng thương hiệu ACB ngày càng vững mạnh để niềm tin của khách hàng đối với ACB ngày càng gia tăng.
ACB đã thiết lập được hệ thống tiêu chuẩn trình độ nhân viên, tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này cần được cập nhật và xem xét lại hàng năm. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá này cần được áp dụng và đưa vào trong thực tế nhiều hơn là mang tính hình thức như hiện nay. ACB cũng cần nghiên cứu thiết lập hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng cho nhân viên ở từng vị trí khác nhau như: kỹ năng đàm pphán ký kết hợp đồng, kỹ năng tài chính, kỹ năng quản lý, .... Sau khi có được hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cho từng bộ phận, ACB cần ra soát lại năng lực đội ngũ nhân viên với tiêu chuẩn đề ra và nhu cầu trong tương lai mà thiết lập chiến lược nguồn nhân lực
Nâng cao kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng, các cán bộ giao dịch cần phải được học qua các lớp đào tạo, huấn luyện về kỹ năng giap tiếp khách hàng đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn khách hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng Marketing,... các thủ tục giao dịch cũng cần được đơn giản hoá thông qua việc áp dụng chính xác các quy trình nghiệp vụ và giảm thiểu thời gian khách hàng giao dịch bằng cách xây dựng các tờ khai đơn giản, dễ hiểu, dễ khai báo nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết. Cần thiết phải xây dựng một văn minh giao dịch với khách hàng và cần được tuyên truyền thống nhất một cách rỗng rãi trong toàn hệ thống. Hiện tại
ACB đã xây dựng các khoá học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng cũng như các kỹ năng về gọi điện thoại,...Tuy nhiên để nhân viên có thể thực sự nâng cao được kỹ năng sau các khoá đào tạo này, ACB cần phải thực hiện việc kiểm tra sau đào tạo, chỉ cấp chứng chỉ về kỹ năng cho nhân viên đã vượt qua kỳ kiểm tra. Đối với các nhân viên chưa có chứng chỉ thì yêu cầu cần phải tự rèn luyện để sau một thời gian nhất định sẽ kiểm tra lại, nếu vẫn không qua được kỳ kiểm tra lần này thứ hai thì nhân viên đó cần học lại lớp kỹ năng, và sẽ ghi nhận lại để đánh giá vào cuối mỗi kỳ đánh giá nhân viên hàng năm.
ACB hiện tại đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên, đóng làm khách hàng để đi kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Hoạt động này cần được tăng cường triển khai và áp dụng rộng rãi trên tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống.
Nghiên cứu môi trường ngành: lập hồ sơ theo dõi động thái về lãi suất, tỷ giá, giá dịch vụ, dự án đầu tư, tín dụng, chính sách huy động vốn, đầu tư công nghệ, triển khai sản phẩm dịch vụ mới ... của các đối thủ cạnh tranh quan trọng, phân tích điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Tổ chức các hội nghị khách hàng là dịp để nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ACB, tìm hiểu và khơi thông những nhu cầu mới, bày tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng với khách hàng, cần có những chế độ đặc biệt với những khách hàng lớn, tổ chức các chương trình tri ân dành cho các khách hàng lâu năm...
3.4. Một số kiến nghị.
3.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng:
Ở nước ta hiện nay, NHNN và Chính phủ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một chính sách kinh tế đúng đăn, một sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của Chính phủ và NHNN sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lược và dự báo của ngành ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp phần không nhỏ cho các TCTD trong việc xây dựng những chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của mình.
Hơn thế nữa, vai trò của NHNN và Chính phủ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế đi vào hội nhập, các cam kết của WTO được vận hành thì khả năng đổ vỡ và áp lực cạnh tranh cũng tăng cao, tính bất ổn của nền kinh tế sẽ gia tăng. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho cuộc cạnh tranh của các TCTD nói riêng được công bằng và cũng góp phần cho sự phát triển của ACB, Chính phủ cần:
Thứ nhất: nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp( nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, tái cấp vốn,…), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.
Thứ hai: tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.
Thứ ba: nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ. Cuối cùng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:
3.4.2.1.Cải cách tổ chức và hoạt động của NH Nhà nước:
- Một là, cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng, thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành NHTW hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực Châu Á. NHNN Việt Nam cần cấu trúc lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc gồm cả 4 khâu: cấp phép và các quy
định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm. Hiện nay đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng tuy khá đông nhưng trình độ am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp trong nước, quốc tế, các nguyên tắc của WTO còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy cần tinh lọc và đào tạo đầy đủ để nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là của ngân hàng nhà nước để nâng cao chất lượng quản lý điều hành trong thời gian tới.
* Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế (Basel 2), đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này; ban hành quy định mới về đánh giá xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS;
* Xây dựng khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; xây dựng sổ tay thanh tra tại chỗ các TCTD Việt Nam để các thanh tra viên sử dụng như cẩm nang thanh tra, giám sát; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD; và
* Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Trung tâm Thông tin Tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát rủi ro của NHNN đối với các TCTD.
* Nâng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
- Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hoá tài khoản vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam và tạo nền tảng cho đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi sau năm 2010. Tiếp tục đổi mới cơ chế tỷ giá theo nguyên tắc thị trường và gắn với điều hành lãi suất.
- Ba là, đổi mới căn bản hệ thống giám sát ngân hàng (mô hình tổ chức bộ máy, khung pháp lý và phương pháp) theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Xây dựng
hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, ban hành qui định mới về đánh giá, xếp hạng các TCTD, theo CAMELS. Thiết lập hệ thống các qui định, qui trình và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời xúc tiến xem xét áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel.
- Bốn là, cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, có qui mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á.
- Năm là, hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động tín dụng, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay… Tiếp tục sửa đổi căn bản Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các TCTD. Hoàn thiện hệ thống chính sách và qui định theo các cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt các qui định liên quan đến các hình thức tiếp cận thị trường của các TCTD nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới.
-Sáu là, đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trên cơ sở tăng cường áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và giám sát ngân hàng.Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập ngân hàng quốc tế.
- Phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.
- Một trong những giải pháp quan trọng khác là nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện mở cửa dịch vụ ngân
hàng. Ngoài ra, một số giải pháp cũng được đề cập đến bao gồm: nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, phát triển thị trường tiền tệ.
3.4.2.2. Cải cách công cụ điều hành chính sách tiền tệ:
- NHNN cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- NHNN cần nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) thông qua những biện pháp:
+ Thành lập Ban Điều hành thị trường tiền tệ để tăng cường sự thống nhất, phối hợp giữa các Vụ, Cục trong điều hành CSTT.
+ Hoàn thiện các cơ chế điều hành các công cụ CSTT nhằm nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của từng công cụ, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường;
+ Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, tạo cơ sở quan trọng cho việc tiếp nhận và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Nâng cấp và đồng bộ hóa máy móc thiết bị, chương trình phần mềm ứng dụng nối mạng các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ và đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ qua NHNN. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hoá hoàn toàn đối với giao dịch vãng lai), giảm dần tình trạng đô-la hoá, cho phép các tổ chức và cá nhân được tham gia rộng rãi hơn vào các giao dịch hối đoái, kể cả các nghiệp vụ phái sinh.
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng hiện đại hoá, đảm bảo nắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về tiền tệ, tín dụng, tăng
cường phối hợp trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành để phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
+ Tăng cường vai trò công tác thống kê, nâng cao năng lực thu thập tổng hợp thông tin trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cán cân thanh toán phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia;
+ Đổi mới một cách căn bản công tác dự báo và xây dựng CSTT hàng năm theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích dự báo và lượng hóa các mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; Nâng cao năng lực phân tích và