Kinh nghiệm ngân hàng Lehman Brothers:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm ngân hàng Lehman Brothers:

Thành lập từ năm 1884, sau đó sát nhập với American Express năm 1969 và tách ra 1994. Lehman Brothers là một định chế tài chính với hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực: Đầu tư cổ phiếu (Equities), Trái phiếu với thu nhập cố định (fixed income) - (đây là thế mạnh lớn nhất của Lehman), Ngân hàng đầu tư (investment banking) (mà thực ra bản chất giống với hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán) và quản lý quỹ.

Tổng doanh thu năm 2007 của Lehman Brothers là 59 tỷ, trong đó doanh thu từ lãi và cổ tức chiếm 70% tổng doanh thu của định chế tài chính này. Thế mạnh của Lehman là thị trường trái phiếu và cổ phiếu (asset securities), 45.

Lehman Brothers cũng như nhiều các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ - đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.

Tại thời điểm cuối tháng 8 năm 2008, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ sở hữu khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục của một canh bạc, 45.

Ngoài ra, nghiệp vụ bán khống cũng là nhân tố đẩy Lehman Brothers vào sâu khủng hoảng, các nhà đầu cơ bán khống (short sale) Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh. Việc bán khống được thực hiện thông qua vay cổ phiếu để bán trước và mua quyền bán cổ phiếu (put option). Tuy việc bán khống không có gì

sai song nó chính là nguyên nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật nhằm hạ giá cổ phiếu Lehman. Điều này làm mất lòng tin của thị trường vào Lehman và đẩy Lehman dần rơi vào thế bất lợi.

Từ khi Lehman công bố kết quả lỗ quý 2 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh mẽ. Cổ phiếu Lehman giảm thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD. Vào tháng 7 năm 2008, cổ phiếu Lehman chỉ còn 15 USD tương đương mức vốn hoá 10 tỷ, ước tính bằng giá trị thị trường của công ty quản lý tài sản của Lehman là Neuberger Berman. Thị trường đã định giá Franchise còn lại của Lehman bằng 0, CEO Dick Fuld đã nhiều lần tức giận với những kẻ đầu cơ bán khống Lehman và kiên quyết phục thù. Song cuối cùng dân đầu cơ bán khống đã thắng, 45.

Bài học rút ra từ sự kiện sụp đổ của Lehman Brothers:

Bài học lớn nhất là chiến lược kinh doanh cùng quản trị rủi ro. Lehman Brothers sụp đổ không phải do thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao. Tuy nhiên, một chiến lược kinh doanh thận trọng luôn có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ. Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi các ngân hàng chưa có hệ thống quản trị rủi ro tốt thì chiến lược kinh doanh thận trọng càng có ý nghĩa hơn nhiều.

Bài học thứ hai là cách thức giải quyết khủng hoảng. Lehman do không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình nên đã không quyết đoán trong xử lý. Việc bỏ lỡ các cơ hội tự giải cứu và tự đẩy mình vào thế chân tường là điều đáng tiếc. Vì vậy các nhà lãnh đạo cần nhận thức đúng tình trạng của ngân hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp. Để thực hiện tốt việc này cần phải có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và năng lực tốt.

Lehman bị cơn bão khủng hoảng tài chính làm sụp đổ là vì ngân hàng này đã liều mình tham gia và rồi thua cuộc trong một trò chơi đầy mạo hiểm, với những khoản đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận cực cao nhưng cũng vì thế mà có độ rủi ro cực lớn. Để có tiền cho những “canh bạc” này, Lehman chủ yếu… vay nợ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)