Cơ hội và thách thức đối với NHTMCP Á Châu trong điều kiện

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 92)

7. Bố cục của luận văn

3.1.4. Cơ hội và thách thức đối với NHTMCP Á Châu trong điều kiện

nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc bịêt gia nhập WTO có thể mang lại nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn cho Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, trong đó có NHTMCP Á Châu. Thực hiện các cam kết trong WTO đồng nghĩa với việc thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng. Quá trình triển khai các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ta có thể dự đoán một số ảnh hưởng như sau:

3.1.4.1. Cơ hội:

Ngoài những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam như đã trình bày ở chương 1, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại cho ACB nhiều các cơ hội phát triển mới do ACB hiện đang có các ưu điểm nổi bật so với các chi nhánh NH nước ngoài trước hết là mạng lưới. NHTMCP Á Châu có một mạng lưới rộng khắp và rải đều trong cả nước thông qua hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch, điều này sẽ tạo điều kiện và khả năng thâm nhập vào các vùng dân cư để mở rộng tiềm năng huy động vốn.

Thứ hai, bằng uy tín và chất lượng phục vụ NHTMCP Á Châu đã thiết lập được mối quan hệ với các hệ thống khách hàng như cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,... đặc biệt NHTMCP Á Châu đã có hệ thống khách hàng truyền thống được chăm sóc tận tình.

Thứ ba, với thâm niên hoạt động của mình và hơn nữa NHTMCP Á Châu là một ngân hàng của người Việt nên NHTMCP Á Châu rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam, đây là một lợi thế trong việc chăm sóc, tiếp cận khách hàng. Lợi thế này cho phép các NHTM Việt nam dễ dàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thỏa mãn thị hiếu của khách hàng hơn là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng nhiều cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình không chỉ trên thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quy mô khu vực.

3.1.4.2. Thách thức:

Cũng như các NHTM Việt Nam khác, ACB cũng phải đối mặt với thách thức mà hội nhập mang đến cho hoạt động của hệ thống NH Việt Nam như đã nêu ở phần trên. Ngoài ra hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho ACB nhiều các thách thức khác mà bất cứ một NHTM nào của Việt Nam để có khả năng đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập đều cần phải vượt qua đó chính là những lợi thế của các ngân hàng nước ngoài - mà cũng chính là những mặt hạn chế của các NHTM trong nước.

Mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng sẽ làm cho các NHTM trong nước nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn, nguồn thu sẽ giảm và những rủi ro của thị trường mới ngày càng nhiều hơn. NHTMCP Á Châu sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các Ngân hàng nước ngoài trong điều kiện họ có nhiều lợi thế hơn về nhiều mặt, ACB sẽ phải chấp nhận cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có năng lực quản lý và điều hành. Là sản phẩm của một nền kinh tế thị trường phát triển - đội ngũ các nhà lãnh đạo ngân hàng được đào tạo một cách cơ bản về các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, về nền kinh tế hiện đại. Điều này tại các NHTM Việt Nam trong đó có NHTMCP Á Châu còn đang thiếu.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính và quy mô về vốn lớn hơn nhiều so với các NHTM trong nước. Theo dự đoán của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/ ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực.

- Các ngân hàng nước ngoài có thể mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, và còn nặng về dịch vụ truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới còn rất đơn điệu và chậm phát triển. NHTMCP Á châu tuy đã là một ngân hàng tiên phong đi theo hướng phát triển dịch vụ, nhưng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm trên

50% tổng lợi nhuận, trong năm 2008 lĩnh vực tín dụng bị hạn chế rất nhiều, nhưng lợi nhuận từ tín dụng vẫn chiếm trên 20% tổng lợi nhuận. Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%.

-Vấn đề công nghệ: Các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. NHTMCP Á Châu là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, nhưng so với các ngân hàng nước ngoài thì trình độ công nghệ vẫn còn nhiều yếu kém.

- Trình độ quản lý: Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. NHTMCP Á Châu tuy đã có trung tâm đào tạo riêng chuyên đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viên của mình, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều nhân viên có trình độ cao, có kinh nghiệm. Vấn đề tiền lương và phúc lợi đã được ACB chú trọng, tuy nhiên nếu so với các ngân hàng nước ngoài thì chưa có sự tương xứng vì vậy hiện tượng chảy máu chất xám vẫn đang xảy ra và có xu hướng ngày càng nhiều khi ngày càng có nhiều các ngân hàng nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sự là người bản địa có trình độ và kinh nghiệm.

- Các NH nước ngoài tại Việt Nam thường cho vay dựa trên giấy tờ có giá hoặc uy tín công ty, thương hiệu doanh nghiệp hoặc sự bảo lãnh của công ty mẹ, trong khi đó các NHTM Việt Nam, trong đó có ACB thường cho vay dựa trên đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh và tài sản thế chấp, cầm cố do các ngân hàng trong nước có khả năng rất hạn chế trong việc thu thập, khai thác, xử lý thông tin về khách hàng. Bên cạnh đó các NH nước ngoài có thể cho vay các khoản tiền lớn, còn các NHTM Việt Nam thường bị hạn mức tín dụng khống chế. Sự khác biệt trong thủ tục cho vay và phong cách làm việc. NH nước ngoài thường cho vay và thu nợ trên cơ sở đánh giá tổng thế hoạt động của doanh nghiệp, trong khi NHTM

trong nước thiên về cho vay từng lần, từng vụ việc, từng dự án. Ngân hàng trong nước đòi hỏi thủ tục giải ngân rất chặt chẽ, chi tiết trong khi NH nước ngoài giải ngân theo kế hoạch đã được xem xét trước khi ký hợp đồng tín dụng. Các NH nước ngoài còn cung cấp hàng loạt các sản phẩm cho vay tiện ích như cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, tài trợ dự án, ... trong khi đó các tiện ích này NHTMCP Á Châu mới chỉ đưa vào chưa lâu và chưa được triển khai mạnh mẽ.

Ngoài những thách thức hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp. Qúa trình cạnh tranh có thể bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại như: Hạ lãi suất cho vay theo kiểu “phá giá” nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, nới lỏng các điều kiện vay vốn trong quá trình thẩm định cho vay, đảm bảo tiền vay có thể dẫn tới hậu quả là doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn nhưng vẫn được ngân hàng cho vay vì sợ mất khách hàng.

Hội nhập đặt ra cho các NHTM Việt Nam trong đó có ACB nhiều thách thức, mà để có thể vượt qua được các thách thức đó đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải tự ý thức được thực lực của mình, từ đó vạch ra các chiến lược phát triển để loại bỏ dẫn những vấn đề còn tồn tại, hướng đến chuẩn mực quốc tế để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)