Phân tích năng lực cạnh tranh của ACB

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 50)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của ACB

2.2.1. Năng lực tài chính:

Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Để có đủ điều kiện hoàn thiện và phát triển dịch vụ mới, NH phải có tiềm lực tài chính vững chắc thì mới có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật, mua sắm thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng và cung ứng các dịch vụ khác biệt so với các dịch vụ đang có trên thị trường.

2.2.1.1. Quy mô vốn:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đối thủ cạnh tranh của ACB không đơn giản chỉ là các NHTMCP trong nước mà sẽ có cả các NHNN, những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính rất mạnh, vì vậy trong những năm gần đây để chuẩn bị cho việc hội nhập ACB đã chú trọng tới việc tăng vốn chủ sở hữu, hàng năm ACB luôn dành ra một tỷ trọng nhất định lợi nhuận để chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu. Riêng trong năm 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 ACB đã thực hiện bốn lần tăng vốn điều lệ nâng vốn điều lệ của ACB từ 2.630.059.960.000 đồng (thời điểm 1/1/2008) lên 7.705.743.780.000 đồng (thời điểm 30/9/2009), điều này giúp ACB vươn lên thành NHTMCP có vốn tự có lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ sau Eximbank (trừ VCB NHTMNN mới cổ phần), 9.

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số NHTMCP Việt Nam (tính đến 30/09/2009)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân hàng ACB Sacombank Techcombank Eximbank MB

Vốn chủ sở hữu 7.766,468 7.758,624 5.991,844 13.368,398 4.676,653 Tồng tài sản 165.560 98.242,5 80.000 63.000 51.000

Sở dĩ Eximbank trở thành NHTMCP có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất tại Việt Nam là do trong năm 2008 Eximbank đã có đợt tăng vốn mạnh (102% so với năm 2007) từ việc bán cổ phiếu cho SMBC, [9]. Xét chi tiết kế hoạch tăng vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam, có thể nhận thấy rằng các ngân hàng đều tăng vốn có lộ trình nhất định và sử dụng cả hai phương thức tăng vốn là phát hành thêm cổ phiếu kết hợp với việc sử dụng nguồn thặng dư phát hành cổ phần của năm trước, giảm khối lượng cung hàng ra thị trường trong thời điểm này. Và ACB là một trong những NHTMCP của Việt Nam rất thành công trong kế hoạch tăng vốn theo hai phương thức trên.

Mặc dù đã chú trọng tới việc tăng vốn trong những năm gần đây, nhưng chúng ta thấy qui mô vốn của các ngân hàng Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các ngân hàng nước ngoài trong khi đó khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tiền tệ - ngân hàng phần lớn quyết định bởi qui mô vốn. Đây là một thách thức lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của ACB nói riêng.

Bảng 2.3: Vốn điều lệ của một số ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Tổng tài sản – total assets (đơn vị tính: tỷ USD)

Citybank 2.506

HSBC 2.422

Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ 1.800 Mizuho Financial Group 1.500

ANZ 476,987

ACB 8,95

Nguồn: Website của các ngân hàng

Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của các ngân hàng nước ngoài như trên thì khi cam kết của WTO hoàn toàn được áp dụng sẽ làm cho sức mạnh cạnh tranh của ACB bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy để duy trì được vị trí của mình trong điều kiện cạnh tranh mới ACB cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao tiềm lực vốn của mình trong thời gian tới.

2.2.1.2. Mức độ an toàn vốn:

Trong giai đoạn 2000 – 2006, tốc độ tăng tổng tài sản của ACB thường ở mức cao hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Nhưng năm 2007, khi tổng tài sản chỉ tăng 91.25% thì vốn chủ sở hữu của ACB tăng hơn 177%, năm 2008, tổng tài sản của ACB chỉ tăng 23.32% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 142%, điều này làm cho hệ số TTS/VCSH giảm xuống đáng kể. Điều này diễn ra là do áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính,[2].

Trong hai năm 2007 và 2008, ACB liên tục thực hiện bốn lần tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản có, năm 2009 ACB đã thực hiện tiếp một lần tăng vốn nâng số vốn điều lệ của ACB lên thành 7.705.743.780.000 đồng, [36]. Nhờ vậy hệ số an toàn vốn của ACB luôn ở mức cao, vào thời điểm 31/12/2007 hệ số an toàn vốn của ACB là 16.19%, năm 2008 tình hình tín dụng có chiều hướng xấu đi, nhưng hệ số an toàn vốn của ACB vẫn đạt mức 12.64%. Hệ số này có chiều hướng suy giảm nhưng nếu so với mức 8% theo quy định của NHNN thì tỷ lệ này có thể xem là cao, giúp ngân hàng đối phó khá dễ dàng đối với các rủi ro thanh toán và rủi ro tín dụng. Và so với mức 9.7% chung của toàn ngành trong năm 2008, thì có thể nói hệ số an toàn vốn mà ACB duy trì được trong năm 2008 thực sự là một nỗ lực lớn, điều đó càng khẳng định được vị thế cũng như năng lực của ACB trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, [2].

Trong năm 2008 Eximbank là ngân hàng có khả năng an toàn vốn cao nhất do VCSH trong năm tăng mạnh, với quy mô VCSH trên TTS lớn, Eximbank có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tổng tài sản mà vẫn đảm bảo an toàn. Việc đầu tư vào các ngân hàng khác và các công ty con làm cho hệ số an toàn vốn của ACB thấp so với Eximbank và Techcombank, tuy nhiên do tài sản có rủi ro thấp (tiền mặt, cho vay liên ngân hàng, trái phiếu Chính phủ chiếm gần 50% tổng tài sản ngân hàng) và tỷ lệ nợ xấu thấp nên khả năng an toàn vốn của ACB trong trường hợp kinh tế diễn biến bất lợi vẫn được đánh giá khá tốt. Trong năm 2008, ACB và Sacmbank là hai NHTM của Việt Nam được Fitchratings đánh giá cao qua thử nghiệm Stress Test về khả năng an toàn vốn, 9.

ACB hiện đã trở thành NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam, vượt rất xa so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong khối NHTMCP là Sacombank.

Bảng 2.4: Tổng tài sản của một số NHTMCP tại Việt Nam

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Ngân hàng Tổng tài sản tính đến 31/12/2008 Tổng tài sản tính đến 30/09/2009 ACB 105.306 165.560 Sacombank 68.439 98.242 Techcombank 59.509 80.000 Eximbank 48.750 63.000 MB 44.346 51.000 Đông Á 34.490 41.247

Nguồn: Báo cáo tài chính và Website của các ngân hàng

Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm 2007 là 55% theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, ACB sẽ dùng toàn bộ số lợi nhuận chia cổ tức này để tăng vốn điều lệ trong năm 2008, từ đó nâng cao năng lực về vốn cho ngân hàng. Năm 2008 tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông là 33.8%, đây có thể coi là một thành công lớn của ACB trong điều kiện các NHTMCP Việt Nam lần lượt phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận và kết quả cuối năm hầu hết là vẫn không đạt chỉ tiêu lợi nhuận. Yếu tố này giúp ACB khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trong khối NHTMCP Việt Nam, [36].

2.2.1.3. Khả năng huy động vốn:

Huy động vốn và cho vay vẫn là những dịch vụ truyền thống, chiếm tới hơn 70% doanh thu của các NHTM ở Việt Nam. Vì thế, tính chất và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng phản ánh tình hình cạnh tranh nói chung trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

ACB hiện đang là NHTMCP (trừ VCB) có mức huy động vốn tăng cao nhất cả về số lượng và tốc độ tăng trưởng trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam.

Bảng 2.5: Mức huy động vốn của một số NHTMCP Việt Nam năm 2008 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Ngân hàng Vốn huy động năm 2008 Tốc độ tăng trưởng (%) Vốn huy động 9 tháng đầu năm 2009 ACB 91.174 21.66% 112.094 Sacombank 58.635,00 7.02% 64.529 Techcombank 51.894,70 49% 70.579 Eximbank 32.331 40.000 Đông Á 29.930,00 38% 34.363 MB 27.000,00 38.000

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 và Website của các ngân hàng Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đa thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000. ACB cũng là ngân hàng đầu tiên có sản phẩm tiết kiệm vàng mặt.

Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các NHTMNN.

Trong thời gian từ năm 2004 đến nay ACB luôn dẫn đầu khối ngân hàng thương mại trong lĩnh vực huy động vốn. Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng, 31/12/2006 là 39.376.000 triệu đồng, 31/12/2007 là 74.943.000 triệu đồng và tính đến thời điểm 31/12/2008 đã đạt 91.274.000 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2004; 55,65% trong năm 2005 và đạt 77.86% trong năm 2006, tăng 88.6% trong năm 2007 và đạt mức tăng trưởng 22% trong năm 2008. Riêng trong 9 tháng đầu

năm 2009, ACB đã huy động được 112.094.000 triệu đồng đạt 86.23% so với kế hoạch đề ra. Năm 2007 vốn huy động của ACB đạt 74.943 tỷ đồng chiếm tới 8% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, đến năm 2008 tỷ lệ này đã đạt được 10%,

[2].

Bảng 2.6: Mức huy động vốn của ACB giai đoạn 2004 -2008

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) 14,354 22,341 39,736 74,943 91,174 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2004 2005 2006 2007 2008 Năm V n h u y đ n g

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB giai đoạn 2004 – 2008

Tuy tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực huy động vốn trong năm 2008 của ACB đã giảm rất nhiều so với mức tăng của các năm trước đó, nhưng nếu đặt vào điều kiện chung của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam trong năm 2008 thì chúng ta có thể thấy rõ được kết quả mà ACB đạt được trong năm 2008 thực sự là một thành công lớn, một nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên ACB.

Tốc độ tăng trưởng khả năng huy động vốn của ACB tuy chỉ ở mức trung bình trong toàn ngành (tốc độ tăng trưởng vốn huy động của toàn ngành năm 2008 là 20.5%), nhưng nếu so về mặt khối lượng, có thể thể thấy khả năng huy động của ACB chỉ đứng sau duy nhất VCB, NHTM nhà nước mới được cổ phần trong năm 2008, so với các NHTMCP khác ACB đã và đang vượt rất xa, kể cả đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Sacombank, số lượng vốn huy động của ACB nhiều gấp 1,5 lần, tốc độ tăng trưởng cao gấp hơn 3 lần.

2.2.1.4.Chất lượng tài sản có:

nợ. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và nợ không lũy kế. Chỉ số này càng thấp, chứng tỏ hoạt động tín dụng của NH có chất lượng tốt, hoạt động quản lý rúi ro tín dụng có hiệu quả cao, chất lượng tài sản có tốt. ACB là một trong những NHTMCP của Việt Nam có hệ thống quản trị rủi ro tốt, kết quả là trong nhiều năm liên tiếp tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ACB luôn được duy trì ở mức dưới 1%. Trong năm 2008, một năm thực sự khó khăn với ngành ngân hàng Việt Nam, ACB là một trong số rất ít các NHTM Việt Nam đạt được chỉ tiêu lợi nhuận năm và vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1%,[2].

Trong cơ cấu sử dụng tài sản có, ACB chỉ dùng 37,25% vào hoạt động tín dụng (năm 2006 là 38,11%). Chính sách tín dụng của ACB là chính sách tín dụng thận trọng với quy trình xét duyệt tín dụng khá chặt chẽ. Danh mục các khoản cho vay của ACB có tính an toàn cao với phần lớn các khoản dư nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Phần lớn các khoản nợ quá hạn của ngân hàng đều có khả năng thu hồi được do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao. Trong đó, bất động sản thương mại có tính khả mại cao là nhóm tài sản đảm bảo chủ yếu, sau đó là đến nhà xưởng, máy móc, hàng hóa, ngoại tệ, vàng bạc đá quý…Trong năm 2008 ACB tập trung quản lý chất lượng và tăng trưởng của hoạt động tín dụng theo chủ trương chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước. Dư nợ tín dụng chỉ tăng 8.7% so với đầu năm, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, đây là kết quả của chủ trương chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro của đội ngũ lãnh đạo ACB.

Một phần lớn trong tài sản có của ACB được để dưới dạng tiền mặt ngân quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi hoặc cho các tổ chức tín dụng khác vay (chiếm tới 45,95% tổng tài sản). Trong khoản mục đầu tư chứng khoán, tổng số tiền mà ACB đầu tư vào cổ phiếu là 1.177,973 tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng danh mục đầu tư và cho vay, chiếm 1,38% tổng tài sản. Phần còn lại (tương đương với 8.474,348 tỷ đồng) là đầu tư vào tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ, công trái, trái phiếu và kỳ phiếu của các NHTM nhà nước và NH chính sách, trái phiếu điện lực nhằm phục vụ cho việc quản lý thanh khoản, không rủi ro về giá và không bị ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu. ACB thu lãi từ đầu tư cổ phiếu khoảng 105% tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu cuối năm 2007. Hiệu quả đầu tư như vậy là khá cao.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP Việt Nam năm 2008 Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu (%) ACB 0.9 Sacombank 0.996 Techcombank 2.56 Đông Á 1.69 Eximbank 4.71 MB 2

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam năm 2008.

Trước tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, ACB và Sacombank đã chọn giải pháp tăng trưởng chậm để kiểm soát rủi ro, ACB và Sacombank có tỷ lệ nợ xấu thấp (<1%), tỷ lệ chi phí dự phòng/thu nhập thấp mà vẫn đảm bảo dự phòng bù đắp đủ nợ xấu cho thấy hệ thống quản trị rủi ro khá tốt. Ngược lại Techcombank và Eximbank có tỷ lệ nợ xấu cao, chi phí dự phòng/thu nhập trước dự phòng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế, cho thấy quản trị rủi ro của 2 ngân hàng này chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng chưa đi kèm với chất lượng.

Chất lượng tài sản có còn được thể hiện qua chỉ số “dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay”. Tất cả các NHTMCP của Việt Nam đều phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN khi có một khoản vay nào bị chuyển sang nợ quá hạn, mức trích lập dự phòng phụ thuộc vào nhóm nợ của từng món vay. Khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ càng cao thì tỷ lệ phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn. Khi có nhiều món vay cùng bị chuyển sang các nhóm nợ bị liệt kê vào nợ xấu, nợ khó truy đòi thì mức trích lập càng lớn, nguồn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)