Kinh nghiệm ngân hàng HSBC:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

1.5.3.Kinh nghiệm ngân hàng HSBC:

Năm 2003, HSBC đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong phục vụ các khách hàng tiêu dùng với khẩu hiệu mới “The World's local bank”. HSBC cung cấp dịch vụ khách hàng cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới hơn 9.500 văn phòng tại 79

quốc gia và vũng lãnh thổ.

Năm 2006 được coi là năm thay đổi và phát triển của HSBC. Chiến lược của HSBC là tăng thị phần và số lượng khách hàng đặc biệt là ở nước Mỹ.

Hiện nay, HSBC đang tập trung vào khách hàng tiêu dùng và xem đây là một phần quan trọng trong tương lai của HSBC. Kể từ năm 1991, HSBC đã bắt đầu tiến hành hàng loạt các vụ mua lại những ngân hàng chính tại nhiều nước trên thế giới như Brazil, Argentina, France và Mexico. HSBC được đánh giá như người tiên phong trong kinh doanh ngân hàng của thế kỷ XXI.

Cơ sở cho thành công của HSBC:

o Duy trì và phát triển: khả năng linh hoạt, thích nghi và sáng tạo để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.

o Để đáp ứng các thách thức trong điều kiện kinh doanh toàn cầu phải đảm bảo: có năng lực về tài chính, kiểm soát chặt chẽ chi phí và xây dựng quan hệ khách hàng.

o Gia tăng lợi nhuận thông qua các chiến lược sáp nhập, hợp nhất và mua lại.

o Xây dựng qui chế hoạt động và điều hành chặt chẽ, hiệu quả.

o Đảm bảo chính sách giữ chân người tài, thu hút nhân lực tốt từ các đối thủ cạnh tranh.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB).

2.1.1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển:

NHTMCP Á Châu được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/06/1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam cho thời hạn hoạt động 50 năm.

Lĩnh vực kinh doanh có các hoạt động chính là:

+ Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.

+ Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển.

+ Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. + Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá.

+ Đầu tư vào các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

+ Huy động vốn từ nước ngoài và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế.

Quá trình phát triển - các cột mốc đáng ghi nhớ

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 15 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.

Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB: 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.

Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.

Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.

Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam.

Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch.

Năm 2000: ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

02/01/2002 - Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành hệ thống TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn,

(ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.

14/11/2003 - Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.

10/12/2004 - Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.

Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Ngày 21/11/2006, cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.

Ngày 25/5/2007: ACB chính thức khai trương sàn giao dịch vàng đầu tiên của Việt Nam.

Năm 2008 là một năm đánh dấu mốt bước tiến quan trọng của ACB trong việc cơ cấu lại bộ máy quản trị theo chuẩn mực quốc tế với sự tham dự của hai thành viên độc lập trong HĐQT.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

Hội đồng sáng lập: do ĐHĐCĐ bầu ra nhằm tư vấn cho HĐQT, ban điều hanh trong quá trình quản trị, điều hành ngân hàng.

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Ban kiểm toán nội bộ: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm toán quy trình, kiểm toán tuân thủ, kiểm soát hoạt động qua hệ thống giám sát từ xa nhằm phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng.

Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm: Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.

Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Dưới sự chỉ đạo của ban tổng giám đốc là các phòng ban trực thuộc trực tiếp thực hiện triển khai kế hoạch hoạt động mà HĐQT đưa ra hàng năm. Ban chiến lược: có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược cho các mục tiêu cụ thể mà ban tổng giám đốc đưa ra. Ban chính sách và quản lý tín dụng: nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng cũng như chịu trách nhiệm về việc quản lý toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ban đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Phòng đầu tư: thực hiện các hoạt động đầu tư theo chỉ tiêu mà ban giám đốc đã đưa ra. Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp của toàn bộ hệ thống. Phòng quan hệ đối ngoại: thực hiện các công việc liên quan tới các hoạt động đối ngoại của ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro thị trường: nghiên cứu để đưa ra các đề xuất giúp ngân hàng đối phó với các rủi ro vừa xuất hiện trên thị trường kinh doanh tiền tệ trong nước.

Các Khối sẽ là các đơn vị chịu trách nhiệm mọi hoạt động liên quan tới lĩnh vực của khối đó. Mỗi khối được phân công phụ trách về một mảng cụ thể trong hoạt động thường ngày của ngân hàng. Trong từng khối đó sẽ có các phòng chuyên biệt phụ trách từng mắt xích trong chuỗi công việc của cả khối. Đây chính là những đơn vị trực tiếp hướng dẫn mọi nghiệp vụ có liên quan cho nhân viên của các đơn vị cũng như hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển khai các sản phẩm của khối.

Các chi nhánh, phòng giao dịch chính là các đơn vị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng. Các đơn vị này hoạt động theo sự chỉ đạo của các khối, từng đơn vị sẽ được giao nhiệm vụ bằng các con số cụ thể của từng lĩnh vực và chịu sự giám sát điều hành của các Ban. Tất cả các yêu cầu hỗ trợ hợp lý của các chi nhánh – phòng giao dịch sẽ được chuyển tới các Khối có liên quan và được hỗ trợ kịp thời.

Mô hình tổ chức quản lý theo đối tượng khách hàng và theo nhóm sản phẩm, đang được ACB phát huy tương đối hiệu quả:

Bảng 2. 1: Mô hình tổ chứ c của ACB

2.1.3. Các hoạt động hiện nay:

Như các NHTMCP khác tại Việt Nam, các hoạt động chính của ACB hiện nay chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực truyền thống là huy động, cho vay và các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ chi trả kiều hối, và một số hoạt động đầu tư.

Lĩnh vực huy động vốn: ACB đang triển khai huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi và tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Hiện tại ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng và thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. ACB cũng đưa ra các sản phẩm TGTT có kỳ hạn và không kỳ hạn phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có được các giải pháp sử dụng vốn nhàn rỗi một cách hợp lý nhất. Đây chính là điều tạo nên sự khác biệt của ACB so với các NHTMCP khác trên thị trường tài chính Việt Nam.

Trong thời gian từ năm 2004 đến nay ACB luôn dẫn đầu khối ngân hàng thương mại trong lĩnh vực huy động vốn. Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng, đến 31/12/2006 là 39.376.000 triệu đồng, đến 31/12/2007 là 74.943.000 triệu đồng và tính đến thời điểm 31/12/2008 đã đạt 91.174.000 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2004; 55,65% trong năm 2005 và đạt 77,86% trong năm 2006, tăng 88,6% trong năm 2007 và đạt mức tăng trưởng 21,66% trong năm 2008, 2.

Lĩnh vực tín dụng: Tín dụng không phải là một thế mạnh của ACB, ACB luôn chủ trương tăng trưởng tín dụng bền vững và an toàn, vì vậy ACB chỉ cho vay nếu an toàn. Dư nợ cho vay của ACB năm 2007 đạt 31.974 tỷ đồng tăng 84,13% so với năm 2006 và chiếm 42,66% số lượng vốn huy động được. Năm 2008 dư nợ cho vay của ACB đạt mức 34.833 tỷ đồng tăng 8,94 % so với năm 2007, và chiếm 38,94% số lượng vốn huy động được, 2.

Hiện tại ACB có đang các sản phẩm cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu công trái và giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ

chức kinh tế. Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 39)