Kinh nghiệm ngân hàng Northern Rock:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

1.5.2.Kinh nghiệm ngân hàng Northern Rock:

Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốn là một tổ chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tại Newcastle – vùng

Đông Bắc nước Anh. Vào thời điểm năm 1965, Northern Rock đứng thứ 60 trong bảng xếp hạng các tổ chức cung cấp tín dụng xây dựng tại nước Anh.

Sau 40 năm hoạt động, nhờ vào việc tiếp nhận và mua lại các quỹ đầu tư cũng như đa dạng hoá hình thức kinh doanh và bước chân vào lãnh địa cho vay, cho thuê nhà, Northern Rock trở thành một trong 10 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh, sau khi tiếp quản thành công Tổ chức tín dụng North of England có trụ sở tại Sunderland với hơn 300.000 các tài khoản đầu tư, 43.000 người cho vay và tổng số tài sản lên tới 1.500 triệu bảng Anh với tổng tài sản lên tới 10 tỉ bảng Anh, 10.

Năm 2006 lợi nhuận của ngân hàng này đạt 1,18 tỉ bảng Anh và là ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 tại Anh. Northern Rock đã từng là một biểu tượng của thành công, thương hiệu tiếng tăm và là niềm tự hào của Anh quốc, 10.

Theo nhận định của Northern Rock, thị trường cho vay thế chấp là khá lành mạnh. Vì thế những gì Northern Rock làm là gói một số các khoản vay thế chấp lại vào với nhau và bán những khoản thu nhập tương lai này cho các nhà đầu tư dài hạn. Northern Rock làm việc này thông qua một công ty có tên là Granitte – và quá trình này được gọi là “chứng khoán hoá” hay “trái phiếu hoá”.

Việc trái phiếu hoá các khoản vay đã cho phép Northern Rock mở rộng việc cho vay. Theo định kỳ, nó sẽ bán các khoản thế chấp bằng cách chứng khoán hoá và đổi lại có tiền để tiếp tục cho vay.

Northern Rock thường bù đắp khoảng thời gian giữa những hợp đồng chứng khoán hoá bằng cách vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, được gọi là thị trường tiền mặt bán buôn. Northern Rock đã làm như vậy trong nhiều năm và quy trình này tỏ ra rất hiệu quả.

Khi một ngân hàng vay tiền trên thị trường tiền tệ họ phải trả mức lãi suất liên ngân hàng được gọi là LIBOR (London Inter-bank Offered Rate – tỉ lệ lãi suất cho vay liên ngân hàng London) – thường cao hơn một chút so với lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương Anh.

Mô hình huy động vốn này có nghĩa là Northern Rock bán một nửa hợp đồng cho vay cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn. Và đây chính là

mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả của Northern Rock.

Chiến lược huy động vốn của ngân hàng là 25% lấy từ khoản tiền gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ bán buôn và 50% từ việc chứng khoán hoá. Năm 2005 mô hình huy động vốn này – vận hành rất trơn tru đã giúp cho Northern Rock đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 20%.

Northern Rock đạt được mức tăng trưởng cao là bởi: Northern Rock đã nỗ lực để đứng vững trong khi các tổ chức tài chính tương tự bị các đại gia trong làng ngân hàng mua lại. Vốn đầu tư ban đầu thấp, tập trung vào thị trường có lợi thế, dịch vụ sáng tạo và cạnh tranh.

Bước ngoặt dẫn tới kết cục của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản.

Trong những tháng cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát tại Anh liên tục gia tăng. Theo thống kê của Ngân hàng HSBC, chỉ tính riêng trong tháng 7 năm 2007, tỷ lệ lạm phát tại Anh đã lên đến mức 1,9%. Trong khi đó, thị trường nhà đất tại Anh cũng đã góp vào các khoản nợ rất lớn từ thế chấp và tín dụng, khiến tổng vay mượn đến nay đã vượt toàn bộ giá trị nền kinh tế.

Thị trường cổ phiếu đang chao đảo tại Anh đã dẫn đến sự hoang mang trong giới đầu tư và làm đau đầu các nhà kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, trong đó bị tác động nặng nề nhất là Ngân hàng Northern Rock. Vào cuối phiên giao dịch ngày hôm 14/9/2007, chỉ số FTSE-100 của sàn giao dịch London đã tụt giảm 1,17% (74 điểm) và chững lại ở mức 6,289 điểm, 10.

Sáng 15/9/2007, cảnh tượng hỗn loạn xảy ra tại 72 chi nhánh của ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh - khi hàng nghìn khách hàng có mặt từ sáng sớm để xếp hàng chờ rút tiền. Hệ thống chi nhánh Ngân hàng Northern Rock đã rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Hàng chục chi nhánh của ngân hàng đã phải làm việc đến khuya vì số lượng khách hàng quá tải. Khách hàng ùn ùn kéo đến "bủa vây" để đòi rút tiền, 10.

hàng Northern Rock bị tắc nghẽn, trang web bị quá tải vì số khách hàng truy cập tăng vọt... sau khi nghe tin cổ phiếu của ngân hàng bị tụt giảm đến 32%. Northern Rock đã phải cầu cứu nguồn quỹ khẩn cấp của Ngân hàng Anh, 10.

Điều này đã làm hoang mang các khách hàng và họ quyết định đến ngân hàng rút tiền càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền, nhưng khách hàng vẫn ùn ùn kéo đến, ai cũng muốn rút tiền trước, tạo cảnh hỗn loạn ở các chi nhánh ngân hàng, 10.

Vài ngày sau khi yêu cầu Bank of England hỗ trợ thanh khoản, vào thứ sáu, ngày 17/9/2007, khoảng 4 tỷ đôla Mỹ đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng, 10.

Bài học từ sự kiện sụp đổ Ngân hàng Northern Rock:

Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng và sự sụp đổ của Northern Rock có nhiều, nhưng có thể tóm tắt lại trước hết đó là do: mô hình kinh doanh, tốc độ phát triển quá nóng trong một thị trường đang thay đổi và đảo chiều, bộ máy làm việc không hiệu quả, phản ứng chậm chạp của các cơ quan Chính phủ dẫn tới việc Northern Rock không nhận được sự trợ giúp kịp thời từ Ngân hàng TW Anh cũng như các thể chế tài chính lớn khi ngân hàng này gặp khó khăn.

Ngoài ra việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề hơn.

Từ thất bại của Northern Rock cũng như nhiều ngân hàng tại Mỹ, có lẽ những ngân hàng ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam sẽ phải tự mình rút ra những bài học kinh nghiệm, khi mà kinh tế toàn cầu đang ở giai đoạn khó khăn, lạm phát tăng cao và bản thân hệ thống ngân hàng đang phải trải qua những cơn thử lửa cam go.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 36)