7. Bố cục của luận văn
1.4.2. Thách thức:
Phải thừa nhận một thực tế là, trong những năm gần đây, sự hiện diện ngày một tăng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần cải thiện tích cực đến hoạt động của các NHTM trong nước. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội mà hội nhập mang cho hệ thống NHTM Việt Nam thì hội nhập cũng đặt ra những thách thức mà hệ thống NHTM Việt Nam cần phải vượt qua để có thể hội nhập thành công.
Thách thức lớn nhất đó là trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng còn thấp, công nghệ, tổ chức và trình độ quản lý còn non yếu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó mở cửa đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận luật chơi chung, bình đẳng áp dụng cho tất cả các nước, do đó thách thức này là rất lớn và khó khăn, đòi hỏi ngành ngân hàng phải nỗ lực vươn lên và đẩy mạnh cải cách để phát triển.
Quá trình hội nhập có thể sẽ chỉ diễn ra một chiều do các ngân hàng Việt Nam khó có thể mở rộng hoạt động của mình ra thị trường quốc tế, và nếu có thì hoạt động cũng ít hiệu quả.
hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính và phi tài chính do họ có trình độ quản lý và công nghệ cao hơn, mặt khác quy mô vốn lớn hơn, ngoài ra trong thời gian đầu để chiếm lĩnh thị trường mở rộng thị phần các ngân hàng nước ngoài sẽ sử dụng những chiến lược tiếp cận thị trường có tính cạnh tranh cao, thậm chí cả chấp nhận lỗ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Việc hội nhập sẽ đưa hệ thống NH Việt Nam hòa nhập chung vào xu hướng phát triển của thị trường tài chính quốc tế do tính liên kết giữa các thị trường, chính vì vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu tác động trực tiếp của sự bất ổn và tính lây lan của thị trường tài chính quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã nhận thức được những vấn đề đặt ra khi triển khai các cam kết gia nhập WTO. Cụ thể như đối với NHNN là cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng thì hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn có một số hạn chế đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN vẫn còn hạn chế.
Như vậy quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ mang lại những cơ hội phát triển đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn trong hoạt động kinh doanh đối với các NHTM Việt Nam, cũng như trong hoạt động điều tiết, quản lý của NHNN. Để có thể giữ vững và củng cố được vị thế của mình trên thị trường trong nước và vươn ra các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng cũng như NHTMCP Á Châu cần nhận thức rõ được những cơ hội phát triển và những thách thức sẽ phải đối mặt để từ đó có thể vạch ra được đường lối phát triển phù hợp trong thời gian tới.