Đối với Ngân hàng ACB:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 122)

7. Bố cục của luận văn

3.4.3. Đối với Ngân hàng ACB:

ACB cần có kế hoạch nâng cao nhận thức về cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công nhân viên của mình. Làm cho mỗi cán bộ công nhân viên nhận thức đúng được năng lực thực tại của ngân hàng mình, và những thách thức đang và sẽ đặt ra mà ngân hàng mình phải vượt qua. Biết nhận thức đầy đủ về tính cấp thiết, sự sống còn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của từng dịch vụ ở ngân hàng mình và biến nhận thức đó thành hành động cụ thể của mỗi cán bộ công nhân viên ở từng vị trí sẽ giúp ACB từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.

ACB cần phối hợp tốt hơn nữa với các NHTM khác của Việt Nam trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua nhiều hình thức như đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẻ thông tin khách hàng, tham gia mạng thanh toán. Đồng thời tích cực tham gia vào các hệ thống của các ngân hàng trong nước nhằm cung cấp cho khách hàng của mình nhiều tiện ích nhất có thể nhờ việc sử dụng chung một số nguồn lực của hệ thống.

Một yếu tố không thể thiếu để có thể chiến thắng trong cạnh tranh là việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. ACB cần chủ động tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cũng như luật lệ kinh doanh của họ nhằm có nhứng bước đi thích hợp cũng như tư vấn, tuyên truyền cho khách hàng của mình trong giao dịch với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng trong nước thực hiện hợp tác quốc tế, có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực. . .Nhưng đồng thời các ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh mạnh mẽ về năng lực tài chính, cũng như chính sách kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, ACB cần phải xác định được những thế mạnh và nhược điểm của mình để từ đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB, từ đó luận văn đưa ra một số gợi ý về các giải pháp nhằm tập trung giải quyết những tồn tại mà ACB đang gặp phải, đồng thời phát huy những thế mạnh của ACB góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất: Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về cạnh tranh, năng

lực cạnh tranh và hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Đồng thời trong nghiên cứu này cũng đã đánh giá những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai: Luận văn đã đi sâu phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB

theo các tiêu chí chung trong tương quan so sánh với ngay chính các NHTM Việt Nam khác và phân tích những tác động của hội nhập đối với khả năng cạnh tranh của ACB trong thời gian tới.

Thứ ba: Luận văn cũng đã đánh giá năng lực canh tranh của ACB theo một

số tiêu chí của mô hình CAMLES, từ đó cho thấy thực trạng về năng lực cạnh tranh của ACB với những vấn đề còn tồn tại và những lợi thế trong cạnh tranh mà ACB hiện có.

Thứ tư: Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và qua phân tích đánh giá

năng lực cạnh tranh của ACB, luận văn này cũng đã đưa ra một số các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp như: tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực

quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mức sinh lời, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường. Bên cạnh các nhóm giải pháp này, tác giả cũng đã đưa ra một số các nhóm giải pháp để NHNN có thể hoạt động hiệu quả hơn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để ACB cũng như các NHTM Việt Nam khác có thể chủ động và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài này, song trong quá trình thực hiện việc thu thập số liệu của toàn ngành cũng như của một số NHTM trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn nên việc so sánh đánh giá nhiều chỗ chưa được chứng minh bằng các số liệu cụ thể. Bên cạnh đó bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế, nhiều phần chưa được phân tích sâu sát do trình độ và kinh nghiệm làm việc thực tế còn hạn chế nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô để trong các công trình nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn.

-116-

PHỤ LỤC 1 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: triệu đồng

ACB Sacombank Techcombank

Chỉ tiêu 2,007 2,008 2,007 2,008 2,007 2,008

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác

29,164,968 26,187,911 4,656,456 7,047,583 9,303,685 12,636,409

Chứng khoán kinh doanh 303,926 226,429 4,142,069 370,105 150,309

Cho vay khách hàng 31,676,320 34,604,077 35,200,574 34,757,119 20,486,131 25,664,332

Cho vay khách hàng 31,810,857 34,832,700 35,378,147 35,008,871 20,486,131 26,022,566

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -134,537 -228,623 -177,573 -251,752 -358,235

Chứng khoán đầu tư 9,132,829 24,441,506 9,173,801 8,969,574 6,842,172 10,250,679

Góp vốn, đầu tư dài hạn 959,836 1,313,309 1,495,608 1,254,261 36,930 451,505

Tổng tài sản 85,391,681 105,306,130 64,572,875 68,438,569 39,542,496 59,508,789

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 654,630 750,177 52,161 301,993

Tiền gửi và vay các TCTD khác 6,994,030 9,901,891 4,508,977 4,488,354 8,458,903 8,470,269

Tiền gửi của khách hàng 55,283,104 64,216,949 44,231,944 46,128,820 24,476,576 39,791,178

Phát hành giấy tờ có giá 16,755,825 11,688,796 5,197,380 7,659,063 1,750,715 2,761,793

Các khoản nợ khác 4,190,760 6,366,132 1,531,445 1,337,085 819,723 2,122,244

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 79,133,832 97,538,662 57,223,216 60,679,945 35,969,080 53,516,944

Vốn và các quỹ 6,257,849 7,766,468 7,349,659 7,758,624 3,573,416 5,991,844

Vốn của TCTD 2,630,060 6,355,813 5,662,485 5,977,578 2,998,458 4,705,787

Chi phí lãi và các chi phí tương tự -3,227,028 -7,769,589 2,231,130 6,014,414 1,400,728 4,469,416

Thu nhập lãi thuần 1,311,106 2,728,257 1,151,872 1,146,668 925,274 1,820,136

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trƣớc dự phòng 2,216,172 2,648,573 1,700,358 1,184,024 790,627 2,217,997

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -89,357 -87,993 -118,387 -74,097 80,887 617,932

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 2,126,172 2,560,580 1,581,971 1,109,927 709,740 1,600,065

-118-

PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: triệu đồng

Eximbank MB Đông Á

Chỉ tiêu 2,007 2,008 2,007 2,008 2,007 2,008

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho

vay các TCTD khác 4,746,967 9,491,316 14,014,064 16,010,231 3,056,832 2,729,718

Chứng khoán kinh doanh 7,580 290,547 150,175 1,110 10

Cho vay khách hàng 18,378,610 20,798,091 11,468,742 15,493,509 17,744,809 25,341,417

Cho vay khách hàng 18,452,151 21,174,382 11,612,575 15,740,426 17,808,599 25,529,719

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -73,541 376,292 143,833 -246,917 -63,790 -188,302

Chứng khoán đầu tư 6,076,844 7,500,450 1,675,726 8,477,960 1,078,018 13,373

Góp vốn, đầu tư dài hạn 690,538 811,500 811,115 1,180,427 138,219 834,639

Tổng tài sản 33,710,424 48,750,581 29,623,582 44,346,106 37,424,673 34,490,700

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 28,059 26,954 68,547 0 4 1

Tiền gửi và vay các TCTD khác 1,214,024 1,566,108 4,992,934 8,531,866 6,070,570 3,611,519

Tiền gửi của khách hàng 22,906,123 30,877,730 17,784,837 27,162,881 14,372,879 23,144,405

Phát hành giấy tờ có giá 8,445 1,453,120 2,020,000 2,137,326 1,055,508 2,970,812

Các khoản nợ khác 3,230,182 1,446,022 917,272 1,003,019 2,495,758 1,096,108

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 27,415,481 35,382,184 26,073,716 39,669,453 24,195,455 31,026,811

Vốn của TCTD 5,789,858 12,526,947 2,815,946 3,939,725 2,828,479 2,880,521 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương

tự 1,753,670 4,196,594 1,581,122 3,679,299 1,868,977 3,841,619

Chi phí lãi và các chi phí tương tự 1,069,041 2,876,882 947,805 2,258,587 1,357,597 2,971,288

Thu nhập lãi thuần 684,629 1,319,712 633,317 1,420,712 511,381 870,331

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh trƣớc dự phòng 662,973 1,316,620 693,547 1,082,646 504,189 821,785

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 34,126 328,936 84,561 221,763 50,122 131,614

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 628,847 987,684 608,986 860,883 454,067 690,171

-120-

PHỤ LỤC 2 : BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: %

TTS

(Đvt: triệu đồng) Ngân hàng ROE ROA CP/TN TN ngoài lãi/ Tổng TN DP/ Nợ xấu VCSH/TTS

105,306,130 ACB 28.46 2.10 37.53 35.65 72.93 7.38 68,438,569 SACOMBANK 12.31 1.40 51.75 53.27 115.99 11.34 59,508,789 TECHCOMBANK 19.23 1.94 32.97 45.00 53.77 10.07 48,750,581 EXIMBANK 5.41 1.48 33.32 33.16 N/A 27.42 44,346,106 MB 14.89 1.57 33.91 13.27 N/A 10.55 34,490,700 ĐÔNG Á 14.31 1.44 39.30 35.71 45.30 10.04

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Công ty tư vấn quản lý MCG (2006), “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: Trường hợp ngành Ngân

hàng”, Bộ kế hoạch đầu tư.

2. Báo cáo thường niên của ACB các năm từ 2004 – 2008. 3. Báo cáo thường niên của Đông Á các năm 2005, 2008 4. Báo cáo thường niên của Eximbank các năm từ 2005 -2008. 5. Báo cáo thường niên của MB các năm từ 2005 - 2008.

6. Báo cáo thường niên của Sacombank các năm từ 2005 - 2008. 7. Báo cáo thường niên của Techcombank các năm từ 2005 - 2008. 8. Báo cáo thường niên của VIB các năm từ 2005 - 2008.

9. Bộ phân phân tích các định chế tài chính (2006), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 06/2009, Ngân hàng TMCP Á Châu.

10. Brian Walters (2008), “Sự sụp đổ của Northern Rock”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

11. Nguyễn Ngọc Bảo(2006), “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, (52), tr.1-7.

12. Nguyễn Dũng (2009), “Bàn về giải pháp nâng cao nâng cao năng lực của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (14), tr.24-25. 13. Dương Ngọc Dũng (2008), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal

E.Porter”, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

14. Lê Đình Hạc (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các

NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án

tiến sĩ Kinh tế , Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Thị Hiền (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), tr17-19.

16. Lâm Thị Hồng Hoa (2005), “Phương hướng phát triển hệ thống Ngân hàng

Việt Nam trong tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ

17. Lê Hưng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập: Các ngân hàng phải phát huy lợi thế”, Tạp chí Tài chính DN, (172), tr47,58. 18. Lê Xuân Nghĩa (2006), “Tầm nhìn và những bước đi cần thiết đối với hệ

thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn mới”, Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Công thông tin kinh tế Việt Nam (VNEP).

19. Phan Minh Ngọc, Phan Thúy Nga (2006), “Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,

(15), tr.1-2.

20. Nguyễn Thị Quy (2005), “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế

hội nhập”, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

21. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các NHTM – nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, ( 358), tr.19-29. 22. Đ.T (2007), Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong cam

kết gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng, (1), tr.2 – 9.

23. Ngô Văn Tuấn (2006), “Nhận diện một số thách thức và cơ hội đối với NHTMCP khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (11), tr.15-17.

24. Trịnh Quốc Trung (2004), “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và

hội nhập của các NHTM Việt Nam đến năm 2010”, Luận án tiến sĩ

Kinh tế, Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.”

25. Trần Văn Tùng (2004), “Cạnh tranh Kinh tế”, Nhà xuất bản thế giới. 26. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các số năm 2006, 2007,2008,2009.

27. Tạp chí Kinh tế và phát triển các số năm 2006, 2007,2008,2009. 28. Tạp chí phát triển kinh tế các số năm 2006, 2007,2008,2009. 29. Tạp chí Kinh tế và dự báo các số năm 2006, 2007,2008,2009. 30. Thời báo Ngân hàng các số năm 2006, 2007,2008,2009. 31. Thời báo tài chính các số năm 2006, 2007,2008,2009.

32. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007,2008,2009.

Tài liệu tiếng Việt:

34. Michael Dunford, Hellen Louri and Manfred Rosenstock (2000), Competition, Competitiveness and Enterprise Policies.

35. World Economic Forum (2009), The Global Competitiveness Report 2009– 2010. Các trang Web: 36. www.acb.com.vn 37. www.baothuongmai.com.vn 38. www.dongabank.com.vn 39. www.eximbank.com.vn 40. www.militarybank.com.vn 41. www.moi.gov.vn 42. www.mof.gov.vn 43. www.oecd.com 44. www.sacombank.com 45. www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang 46. www.sbv.gov.vn 47. www. techcombank.com.vn 48. www.ven.org.vn 49. www. vib.com.vn 50. www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn 51. www.vneconomy.vn 52. www.vn-invest.com 53. www.vnn.vn/kinhte 54. www.vntrades.com 55. www.wef.com ...

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)