5. Bố cục của luận án
4.4.3. Trường hợp Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan – cuốn truyện bị xem
xem là “nặng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa”
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cách mạng chuyển sang một thời kỳ mới cũng đồng thời đặt ra nhiều vấn đề phong phú và phức tạp cho sự phát triển văn học. Đề tài sáng tác được mở rộng, nhiều tác phẩm đã tiếp cận và miêu tả hiện thực trên những bình diện mới. Đa số văn nghệ sĩ tiếp tục viết về đề tài chiến tranh, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một số cũng chọn viết về thời kỳ trước Cách mạng như Nguyễn Đình Thi với Vỡ bờ, Tô Hoài với
Mười năm, Nguyên Hồng với bộ Cửa biển, Nguyễn Công Hoan với Đống rác cũ,…
Viết về xã hội cũ trong hoàn cảnh mới là một vấn đề không dễ. Nó đòi hỏi người cầm bút phải nhận thức và miêu tả xã hội cũ theo quan điểm và tư tưởng mới. Trong khi đó, ở miền Bắc nước ta lúc đó, chuẩn mực về con người mới còn chưa thực sự hình thành rõ nét. Chính điều này đã khiến cho nhiều trang viết trong các tiểu thuyết vừa nêu không tránh khỏi tính chất tự nhiên chủ nghĩa. Phê bình văn học những năm 60 đã nhạy bén chỉ ra những thiếu sót của những sáng tác nêu trên. Có điều một số tác phẩm đã bị phê bình quá mức. Trong số này, Vào đời của Hà Minh Tuân
và Đống rác cũ (quyển 1) của Nguyễn Công Hoan là những cuốn tiểu thuyết bị phê
phán nhiều hơn cả.
Đống rác cũ (quyển 1) được Nhà xuất bản Văn học in và phát hành tháng 8-
1963. Chỉ khoảng hơn hai tháng sau, cuốn truyện đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trong xã hội. Trong vòng tháng 11 và tháng 12 năm 1963, trên hàng loạt các báo lớn như: Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tiền phong, Lao động, Thủ đô Hà Nội,… đã có khoảng trên 30 bài viết của các nhà phê bình, nhà văn, nhà giáo và bạn đọc nhận xét về ưu điểm và đặc biệt là chỉ ra những thiếu sót về tư tưởng của tác phẩm.
Về ưu điểm, hầu hết các bài phê bình đều nhận định rằng cuốn tiểu thuyết này được viết ra với dụng ý tốt: “Người ta thấy dụng ý của tác giả muốn vạch trần một chế độ xã hội thuộc địa trước đây (vào những năm từ 1916 đến 1920) với tất cả
134
những rác rưởi, bẩn thỉu của nó; với những sự lường gạt, chèn ép, xoay xoả, lừa bịp lẫn nhau, trong đó những tình cảm cao quý như tình yêu, tình vợ chồng, tình bạn bè, tình cha con… bị đảo lộn trái ngược. Tác giả muốn làm một sự so sánh: xã hội cũ trước đây bẩn thỉu và rác rưởi là thế đấy, và bây giờ chúng ta được sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa tươi sáng, ta càng thêm nâng niu, quý trọng, yêu mến chế độ mới” [8]. Truyện đã thể hiện được những hiểu biết sâu rộng của Nguyễn Công Hoan về xã hội cũ. Nhiều nhân vật, nhiều nghi thức, tục lệ thời trước được ông miêu tả một cách sinh động. Trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971), Nguyễn Công Hoan cũng tâm sự: “Viết cuốn sách này, tôi có ý định dựng lại xã hội ta dưới thời Pháp thuộc để giúp anh em thanh niên thêm một sự hiểu biết. Anh em thanh niên sống trong chế độ mới tươi đẹp của chúng ta chỉ biết là sung sướng hơn chế độ cũ nhơ bẩn. Nhưng anh em chỉ biết chung chung là nhơ bẩn, chứ không biết cụ thể nó nhơ bẩn như thế nào, đến mức nào. Thì đọc Đống rác cũ anh em có thể thấy được một vài phần. Và khi đã biết chế độ cũ thế nào anh em mới thấy công ơn của Đảng là vĩ đại và mới yêu quý chế độ mới, mới tha thiết bảo vệ chế độ mới". Thế nhưng, ý định của Nguyễn Công Hoan đã không được thực hiện như ông mong muốn.
Theo các nhà phê bình thời điểm đó, với Đống rác cũ, nhìn chung phần khuyết điểm vẫn là chủ yếu. Tác giả trong khi mô tả xã hội cũ đã tách rời quan hệ giai cấp và bối cảnh lịch sử, không biểu thị được thái độ nhân đạo chủ nghĩa theo quan điểm cách mạng của chúng ta đối với con người. Thế giới quan nổi bật trong cuốn sách là “hệ tư tưởng của một lớp người cũ có tham vọng nhiều mà không vươn cao lên được, sống lơ lửng giữa vời, thèm khát tự do riêng rẽ mà không có tự do, mặt khác cũng không bao giờ tụt xuống tận đáy của xã hội để buộc phải đấu tranh tìm lối thoát chung với đông đảo quần chúng, do đó nhìn vào cuộc sống chẳng thấy gì là nhân tố tích cực tiêu biểu cho ngày mai, và luôn luôn tỏ vẻ hậm hực, khinh bạc, phũ phàng đối với mọi người, xói móc bất cứ ai, song cũng chẳng thực sự căm hờn thế lực nào một cách triệt để và thẳng thắn” [93]. Trong bài Phê bình Đống rác
cũ của Nguyễn Công Hoan đăng trên Tiền Phong số 29-1963, Phan Cự Đệ nhận xét:
“Đống rác cũ tuy có những nét hiện thực, nhưng căn bản vẫn là tự nhiên chủ nghĩa.
135
được lúc kể chuyện. Vì thế có những cảnh, những chuyện kéo dài không cần thiết và có khi vô ích. (…) Bản chất tự nhiên chủ nghĩa cũng thể hiện rõ ở chỗ tác giả nhìn một số nhân vật nặng về mặt sinh lý. Ở nhiều đoạn tác giả đã đi khá sâu vào những chuyện dâm ô, tục tĩu, đểu cáng, gây một tác dụng xấu cho người đọc, nhất là thanh niên học sinh. Trong những trang này, có lúc tác giả tỏ ra thích thú không lành mạnh” [26]. Các bài phê bình cũng nghiêm khắc phê phán thái độ thiếu trách nhiệm của nhà văn trong sáng tác, nhất là thiếu trách nhiệm đối với thế hệ trẻ (bài của Lê Tám, Đống rác cũ có ảnh hưởng xấu đối với thanh niên, Tiền phong số ra ngày 27/11/1963; Hữu Hồng, Đọc Đống rác cũ (tập I) của Nguyễn Công Hoan, Lao động số ra ngày 7/11/1963; Nhị Ca, Đống rác cũ, một cuốn tiểu thuyết có hại, Văn nghệ Quân đội số 12/1963).
Cuộc phê bình tiểu thuyết Đống rác cũ diễn ra đúng lúc cuộc phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân(cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành đầu năm 1963) chưa kịp nguôi ngoai. Phong trào phê bình những tác phẩm có vấn đề về tư tưởng lúc ấy đang lên rất mạnh. Bởi thế, không ngạc nhiên khi Đống rác cũ bị phản ứng qua một loạt bài phê bình nặng nề như một cuộc đấu tranh và kết quả là người đọc chưa được đọc tiếp tập II để có thể nhận định đầy đủ hơn về giá trị tác phẩm.
Thực tế Đống rác cũ là một bộ tiểu thuyết viết công phu, có nhiều chương hay bộc lộ rõ lối viết sắc sảo, thể hiện được sở trường đặc biệt của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm chứa đựng một khối lượng kiến thức lớn về xã hội cũ từ cách làm ăn phất lên của những người giàu có đến những chuyện xấu xa bẩn thỉu, khôi hài tràn lan trong cuộc sống. Đống rác cũ đã phản ánh chân thực, sinh động bản chất cũng như quy luật của những cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội cũ. Nếu có thể tước bỏ đi một số tình tiết có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, Đống rác cũ là một tác phẩm có giá trị hiện thực, một đóng góp không thay thế được của Nguyễn Công Hoan về sự hiểu biết bản chất xã hội cũ. Nhà văn Tô Hoài từng nhận xét: "Chỉ mới nói riêng về những chương miêu tả gia đình một nhà nho, một gia đình phong kiến điển hình với những thói tục hủ lậu và giam hãm và hành hạ những người phụ nữ trong cửa của gia đình, người đọc phải sửng sốt trước tài năng của ông. Ông đã phơi bày, đã kết tội chế độ phong kiến, giai cấp bóc lột một cách đặc sắc nhất". Đó cũng
136
chính là giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bộ tiểu thuyết, đồng thời cũng phản ánh sở trường đặc biệt của Nguyễn Công Hoan: viết về xã hội cũ bằng bút pháp hiện thực pha lẫn lối trào phúng châm biếm. Phương thức miêu tả ấy rất thích hợp để miêu tả những chuyện đời lố bịch mà đau lòng xót xa.
Tuy nhiên, ở thời điểm những năm 60, quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với văn nghệ vẫn là khuyến khích những tác phẩm trong sáng và giản dị, những tác phẩm nói lên tiếng nói và ước nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân, phản ánh đúng hiện thực chiến đấu và xây dựng của toàn dân tộc. Tất nhiên đó cũng phải là những tác phẩm có lợi về tư tưởng, có sức cổ vũ, động viên khích lệ con người. Viết về xã hội cũ với ý định tốt đẹp như đã nói ở trên, dụng ý nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nguyễn Công Hoan là hoàn toàn trong sáng. Song, do quá ham đưa vào tác phẩm những chất liệu phức tạp, lại thêm giọng điệu trào phúng khi thì lạnh lùng khách quan, lúc lại có phần cường điệu hoá nên Đống rác cũ đã không tuân thủ được những nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn đang rất thịnh hành lúc đó. Tác phẩm do đó bị xem là đã làm sai lệch đi bức tranh về cuộc đời cũ và ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của người đọc hôm nay. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng nếu tước bỏ hết những tình huống phức tạp làm cho những cảnh ngộ trở nên trong trẻo quá thì cũng không phản ánh đúng được thực trạng của cuộc đời cũ như các nhà phê bình mong muốn. Đây chắc cũng là trăn trở của một cây bút già dặn như Nguyễn Công Hoan.
Trong văn học từ những năm 60, hiện thực xã hội chủ nghĩa được coi là phương pháp sáng tác ưu việt nhất, mà điển hình hoá là một trong những yêu cầu cơ bản, đặc biệt là đối với loại hình tự sự. Quan niệm về điển hình hoá không chỉ chi phối sáng tác mà còn chi phối cả phê bình văn học. Tuy nhiên, trong việc vận dụng lí luận điển hình hoá, còn tồn tại khá phổ biến quan niệm đồng nhất điển hình văn học với điển hình xã hội, đối chiếu các nhân vật văn học với những đặc điểm của tầng lớp, giai cấp của nó và đánh giá các hình tượng nghệ thuật trên phương diện nội dung xã hội được xem xét dưới ánh sáng của tư tưởng giai cấp. Việc đánh giá những nhược điểm của Đống rác cũ, về cơ bản cũng thực hiện theo phương pháp này. Ngày nay, khi những vấn đề lí luận về đặc trưng của văn học được làm sáng tỏ,
137
có thể thấy, những nhược điểm của Đống rác cũ đã bị các nhà phê bình trước đây thổi phồng quá mức. Nhìn nhận, đánh giá lại giá trị của Đống rác cũ là việc làm cần thiết. Nó biểu thị ý thức trân trọng những giá trị văn học đích thực, đồng thời cũng thể hiện tinh thần thẳng thắn, công bằng trong việc đánh giá những tác phẩm văn học mà trước đây chúng ta đã có cái nhìn còn thiên lệch, hạn chế.