Về vấn đề tiêu chí xây dựng các kinh điển trong văn học

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 94)

5. Bố cục của luận án

3.3.1. Về vấn đề tiêu chí xây dựng các kinh điển trong văn học

Mọi nền phê bình văn học đều hướng đến mục tiêu phát hiện, biểu dương những cái hay, cái đẹp, xác lập các quy phạm, xây dựng những thang bậc giá trị mới cho văn học. Trong đó bao giờ phê bình văn học cũng hướng tới việc xếp loại các nhà văn, lựa chọn và nâng một vài cá nhân tiêu biểu trong số đó lên hàng kinh điển của thời đại.

Trong thực tế văn học giai đoạn 1945-1986, việc xếp loại nhà văn chưa có một tiêu chí nào cụ thể và công việc ấy cũng không được tiến hành một cách thường xuyên. Xếp hạng nhà văn đương nhiên phải dựa vào tác phẩm của họ, nhất là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên tác phẩm như thế nào thì được xem là hay nhiều khi cũng không dễ gì có được câu trả lời thoả đáng và thống

90

nhất ở tất cả mọi người. Chính vì thế, thực tế từ trước tới nay, cách phân loại quen thuộc chỉ là xếp các nhà văn một cách áng chừng theo thời gian xuất hiện, ví dụ: các nhà văn trước cách mạng, các nhà văn trong thời kì chống Pháp, thế hệ các nhà văn chống Mĩ hoặc các khái niệm như thế hệ các nhà văn đàn anh, thế hệ các nhà văn trẻ,… Tất nhiên những cách xếp loại này không liên quan gì đến việc xác lập những kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam.

Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, cũng đã vài lần người ta tiến hành trao giải thưởng cho các nhà văn. Tuy nhiên, được trao giải thưởng không đồng nghĩa với việc sẽ trở thành kinh điển. Thực tế đã chứng minh nhiều tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi văn học chỉ có giá trị nhất thời.

Nói như thế để thấy rằng việc xếp hạng nhà văn trong một giai đoạn văn học nhất định là một công việc hết sức khó khăn. Nó không phải là công việc độc tôn của nhà phê bình. Nó cần thiết lắng nghe và chờ đợi tiếng nói quyết định từ độc giả. Việc xây dựng các kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Về tiêu chí, tất nhiên những tác phẩm văn học được xếp hạng phải thể hiện được những nét đặc trưng thẩm mĩ tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam. Đó là những tác phẩm làm giàu cho văn học dân tộc bằng việc mô tả vô vàn vẻ đẹp hiện thực của đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng Tổ quốc. Theo tác giả Trần Đình Sử: “Đó là một vẻ đẹp tràn trề sức sống, thấm đượm lòng tự hào, niềm tin, ân tình, chỉ có thể có được từ sau Cách mạng tháng Tám. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Lên Cấm Sơn của Tân Sắc, tuy có chút heo hút mà vẫn tràn đầy sinh khí và ấp áp tình người. Bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, Đồng chí của Chính Hữu, bài Cá nước, Việt Bắc, Ta đi tới của Tố Hữu, Bộ đội về làng của Hoàng Trung Thông, rồi thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh,... sau này đều mang một chất liệu thẩm mĩ mới với vẻ đẹp chưa từng có trong thơ cổ điển và thơ lãng mạn thời 1930-1945” [30; tr.604]. Xét về khía cạnh truyền cảm, văn học cách mạng truyền đạt niềm vui, tin, yêu đời, tinh thần hi sinh quên mình, ý chí quật cường, khí phách coi thường hiểm nguy, gian khổ, khát vọng vươn tới tương lai tốt đẹp, giữ gìn

91

tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung,... Đó là những tác phẩm hướng tới cuộc sống con người, vượt lên tồn tại hữu hạn của mình để tự khẳng định mình trong sinh mệnh vô hạn của Tổ quốc, nhân dân, tập thể, tiến bộ, lí tưởng.

Trên thực tế, việc tuyển chọn và giới thiệu những tác phẩm văn học được cho là hay, là tiêu biểu cho một thời đại văn học đã trở thành công việc quen thuộc không chỉ của các nhà phê bình văn học cách mạng. Tuy nhiên, việc phân định giới hạn để khẳng định tác phẩm nào trong số đó thuộc hàng điển mẫu của thời đại là một công việc hết sức khó khăn. Thêm nữa, chúng ta cũng không nên hiểu một cách thiển cận rằng phê bình văn học giai đoạn này chỉ xác lập quy phạm trong thị hiếu thẩm mĩ của nền văn học cách mạng. Trong thực tế hoạt động phê bình, cũng không phải chỉ có những cây bút chăm chăm tuyên truyền cho đường lối văn nghệ của Đảng hoặc cảnh giới để ngăn chặn những sai lệch về chính trị, tư tưởng trong phong trào văn học. Phê bình văn học giai đoạn này có không ít người đi theo thiên hướng khai thác, khơi gợi những bài học, những giá trị của văn học quá khứ. Đó là những Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Trương Chính, Triêu Dương, Phan Ngọc,... hoặc những cây bút chú trọng phân tích giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, đi sâu vào tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của các nhà văn, tiêu biểu là những Hoài Thanh, Nguyễn Xuân Nam, Vũ Quần Phương, Lê Đình Kị, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh,... Nếu sắp xếp một cách chặt chẽ thì có thể coi đây là một “dòng khác”, hoạt động ngoài hai chức năng xây và chống của phê bình văn học cách mạng Việt Nam. Ở mức độ nhất định, có thể xem công việc phê bình các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu, nghiên cứu về Nguyễn Trãi của Trương Chính, về Truyện Kiều của Đặng Thai Mai,... là xác lập lại những kinh điển văn học trong quá khứ. Tất nhiên công việc phê bình này rất có ý nghĩa và có những tác động tích cực đến đời sống văn học đương thời. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đó là một câu chuyện khác.

Trở lại với vấn đề xác lập các điển mẫu của văn học cách mạng, có thể nói, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 đã phát hiện, biểu dương và khẳng định hầu hết các tác phẩm được xem là tiêu biểu, là hay, thể hiện được các nội dung, tính chất, các tiêu chí của nền văn học cách mạng. Trong số đó, không ít tác phẩm

92

có sức lay động lớn, thể hiện được cảm xúc, ý chí và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Có thể kể đến những sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân,... Những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm ấy theo thời gian trở thành những hình mẫu trong cuộc sống và cả trong sáng tác văn học. Với những giá trị cũng như sức ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại, những tác giả, tác phẩm ấy được nhà phê bình đề xuất, được độc giả suy tôn là những kinh điển của nền văn học. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu quá trình xác lập kinh điển của hai tác gia tiêu biểu nhất: Tố Hữu và Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)