5. Bố cục của luận án
2.3. Chức năng phê bình văn học theo quan điểm lãnh đạo của Đảng giai đoạn
đoạn 1945-1986
đoạn 1945-1986
a) Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, thế giới đã chia ra hai phe, một bên là các nước định hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và bên kia là các nước tư bản chủ nghĩa. Ở Việt Nam, giai đoạn từ sau năm 1945, đất nước liên tục có chiến tranh. Thêm nữa, từ sau năm 1954 đến năm 1975, đất nước chia thành hai miền với hai chế độ, hai nhà nước đối địch nhau. Hoàn cảnh ấy dẫn đến sự đối lập gay gắt trên tất cả các phương diện: chiến tranh trực tiếp, chiến tranh lạnh và ý thức hệ. Ở hai bên chiến tuyến, các lực lượng lãnh đạo luôn cố gắng khẳng định sự ưu việt của chế độ mình, yêu cầu các hoạt động văn hoá tư tưởng cũng phải luôn tích cực biểu dương, ngợi ca những mặt tốt đẹp của chế độ, hạn chế hoặc không được nói đến những nhược điểm, những đau thương, mất mát. Hoàn cảnh tâm lí thời chiến cũng đồng thời làm nảy sinh lối tư duy nhị phân: đối lập địch / ta; xã hội cũ / xã hội mới; phản cách mạng / cách mạng; tiến bộ / bảo thủ; khoa học / phản khoa học. Trong thời chiến, hơn lúc nào hết, lập trường, tư tưởng của mỗi cá nhân phải rõ ràng, không cho phép có sự nhập nhằng, không chấp nhận thái độ nước đôi, trung lập.
Là một hình thái ý thức xã hội, văn học đương nhiên cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ sự đối địch nêu trên. Những cuộc đấu tranh gay gắt về ý thức hệ làm cho mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành vấn đề trung tâm, chi phối mọi vấn đề khác. Phê bình văn học trong hoàn cảnh chiến tranh, theo đó dễ trượt về phía đấu tranh địch – ta trên mặt trận tư tưởng. Đây là một trong những đặc điểm khá tiêu biểu của phê bình văn học giai đoạn này.