Phê bình đấu tranh chống các tư tưởng, các trào lưu văn học phi Marxist

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 115)

5. Bố cục của luận án

4.2. Phê bình đấu tranh chống các tư tưởng, các trào lưu văn học phi Marxist

Marxist

Nền văn nghệ dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lấy những tư tưởng văn học nghệ thuật của chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng, xây dựng nền văn nghệ nhân dân theo phương hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, phê phán mọi khuynh hướng lí luận văn học được coi là tư sản, phi Marxist, xét lại. Chính bởi vậy, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học trong văn nghệ trước hết là nhằm đẩy lùi và làm thất bại những ý định phổ biến các quan điểm nghệ thuật tư sản, các phương pháp phê bình duy tâm chủ quan và xã hội học dung tục.

Sau năm 1945, thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Đảng phát động một phong trào văn hoá mới theo ba phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng. Lực lượng lí luận, phê bình của chúng ta lúc bấy giờ còn mỏng, chủ yếu tập trung trong Hội Văn hoá Cứu quốc. Tuy thế, trên tạp chí Tiên phong, các nhà phê bình Đặng Thai Mai, Hồng Lĩnh (tức Nguyễn Khánh Toàn), Nguyễn Đình Thi,

111

Như Phong, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Xuân Diệu,… đã có những bài viết phê phán các tư tưởng phong kiến, tư tưởng nô dịch, tư tưởng tư sản về văn hoá, văn nghệ. Đây có thể được xem là những hoạt động đầu tiên của lực lượng phê bình văn nghệ mới trong việc đấu tranh chống những tư tưởng văn nghệ phi Marxist đồng thời tích cực phổ biến và khẳng định đường lối văn nghệ của Đảng lúc đó. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống những tư tưởng, trào lưu văn học tư sản trong văn nghệ của phê bình văn học chỉ thực sự quyết liệt từ cuộc đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm.

Cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm kéo dài suốt ba năm (1955-1958), theo nhận thức đương thời là một cuộc đấu tranh trên cả hai mặt chính trị và văn nghệ nhằm bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa đường lối văn nghệ của Đảng và đường lối văn nghệ của giai cấp tư sản. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, có tính chất quần chúng rộng rãi, có quy mô toàn quốc, chưa từng thấy trong lịch sử phê bình văn học nước ta. Tham gia vào cuộc đấu tranh này, các cây bút phê bình như Đặng Thai Mai, Hồng Chương, Xuân Trường, Hoàng Trung Thông, Như Phong, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Trịnh Xuân An, Xuân Diệu, Vũ Đức Phúc, Tố Hữu,… đã có những bài viết đầy tính chiến đấu, lên án nghiêm khắc những hành động và tư tưởng chống Đảng của nhóm này. Về tư tưởng, quan điểm văn học nghệ thuật của nhóm này, Tố Hữu nêu ra kết luận: Nhóm Nhân văn Giai phẩm phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, là phản đối đường lối cách mạng của Đảng. Nhóm phản đối phục vụ công nông binh, đòi trở về với con người trừu tượng, chủ nghĩa cá nhân suy đồi,

phản đối sự lãnh đạo của Đảng, trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ [54; tr.177-200]. Có

thể nói, trong hoàn cảnh cách mạng ở nước ta những năm 50, những tư tưởng trên đây của nhóm Nhân văn – Giai phẩm rõ ràng không thể dung hoà được. Tuy nhiên, điều đáng nói là cuộc phê bình những vấn đề văn học của nhóm này không tách bạch khỏi nội dung chính trị khiến cho sáng tác của một số văn nghệ sĩ tại thời điểm đó và đến cả những giai đoạn sau này chưa được đánh giá lại một cách khách quan, đúng mực. Việc khôi phục và trao giải thưởng văn học nghệ thuật cho các nhà văn nhà thơ Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao,... của Đảng và Nhà nước ta những năm vừa qua là một sự ghi nhận cần thiết. Nó cũng là sự gợi mở để chúng ta nhìn nhận lại và

112

đánh giá một cách khách quan hơn những vấn đề nghệ thuật có liên quan đến Nhân văn – Giai phẩm.

Cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ từ những năm 60 đã mở rộng phạm vi, vượt ra ngoài không gian của đất nước. Những nhà lí luận phê bình như Hồng Chương, Xuân Trường, Hoàng Xuân Nhị, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Trinh,… và đặc biệt là Tố Hữu đã trực diện phê phán những quan điểm về văn học nghệ thuật của chủ nghĩa xét lại trên thế giới. Trong bài nói tại Hội nghị Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, ngày 16-6-1964, Tố Hữu dành nhiều thời gian phê phán lí thuyết của Lukacs (Hunggari), Vitma (Nam Tư) và một số đạo diễn điện ảnh Liên Xô. Ông khái quát những quan điểm nghệ thuật chủ yếu của chủ nghĩa xét lại hiện đại như sau:

a) Nghệ thuật không phải là “sao chép” thực tại, nó cao hơn thực tại, nó tạo nên một thế giới riêng. Thế giới ấy do nghệ sĩ tạo nên;

b) Nghệ thuật là một hình thức của sự có mặt của con người trên đời, như vậy thì “không có nghệ thuật nào mà không hiện thực cả”;

c) Tuyệt đối hoá chức năng thẩm mĩ của nghệ thuật, tách nó ra khỏi quan hệ chính trị và triết học.

Sau khi phân tích, Tố Hữu chỉ ra thực chất của “chủ nghĩa xét lại” là: 1) phủ nhận hoặc đặt vào hàng thứ yếu tính đảng và thế giới quan vô sản; 2) Làm mất ranh giới giữa chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những khuynh hướng nghệ thuật đồi truỵ của giai cấp tư sản. “Hợp pháp hoá” việc hấp thu những khuynh hướng ấy vào nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa; 3) Tiến công vào nhận thức luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, thay thế nó bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Cũng nằm trong xu hướng đấu tranh tư tưởng này, trong khi một số giáo trình Đại học ở Sài Gòn trước đây ra sức đề cao những đại diện của chủ nghĩa xét lại hiện đại như Lukacs, Vitma hay những nhà phê bình cấu trúc như Roland Barthes và Lucien Goldmann thì từ những năm 70, Hoàng Trinh trong Phương Tây, văn học và

con người và Hoàng Xuân Nhị trong Chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học văn

113

những âm mưu muốn “sáp nhập” chủ nghĩa Marx vào chủ nghĩa cấu trúc, lắp ghép phương pháp cấu trúc vào duy vật biện chứng.

Trong điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam lúc đó, dĩ nhiên không thể chấp nhận những lí thuyết trên đứng cạnh hay hoà lẫn vào những quan điểm lí luận về văn nghệ của chủ nghĩa Marx. Bởi vậy, có thể nói cuộc đấu tranh chống những ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại và những màu sắc khác nhau của chủ nghĩa cơ hội đã có tác dụng tích cực góp phần chuẩn bị tư tưởng cho các nhà văn đi vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tập trung vào những đề tài lớn như Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kể từ đây, các tư tưởng và trào lưu văn học phi Marxist dù vẫn cố len lỏi vào đời sống văn học, tuy nhiên, do sự đấu tranh quyết liệt của phê bình văn học và cũng do tác động của hoàn cảnh lịch sử, nó không có cơ hội để tồn tại trong nền văn học. Tất nhiên, như chúng ta đã biết, kể từ sau đổi mới, những điểm khả thủ của nhiều lí thuyết văn học tư sản phương Tây đã được giới thiệu và áp dụng trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam. Nó cung cấp cho người nghiên cứu và nhà phê bình những bộ công cụ mới, cái nhìn mới, mang đến sự lí giải đa dạng, hợp lí, toàn diện các hiện tượng văn học, nhất là những hiện tượng văn học phức tạp. Đương nhiên nó cũng mang đến sự phát triển tự nhiên của đời sống văn học.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)