Giai đoạn 1965-1975

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 127)

5. Bố cục của luận án

4.3.3. Giai đoạn 1965-1975

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, văn học và phê bình văn học đặc biệt quan tâm đến vấn đề thể hiện chiến tranh cách mạng thế nào cho đúng. Vấn đề đặt ra là: có được thể hiện, miêu tả sự mất mát, hi sinh, khó khăn trong chiến tranh không? Miêu tả những điều ấy có hạn chế tính chất anh hùng của chiến tranh cách mạng không? Trong chiến tranh cách mạng có bi kịch không hay chỉ có anh hùng ca? Trả lời cho những băn khoăn ấy, trong bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 4, 12-1968, Trường Chinh khẳng định: “Miêu tả sự mất mát, hi sinh, khó khăn, gian khổ là để làm nổi bật những đặc điểm ấy, để gây lòng căm thù đối với địch, kiên quyết tiêu diệt địch, chứ không phải để làm cho bi quan, thất vọng

bao trùm lên tác phẩm” [142; tr.177].

Những năm 70, cuộc đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học tiếp tục với hai bài thơ Vòng trắng của Phạm Tiến Duật và Sẹo đất của Ngô Văn Phú. Đây là những tác phẩm bị cho là đã gieo vào lòng người tư tưởng bi quan, chán nản giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Trong khi đó, truyện ngắn viết cho thiếu

nhi Cây táo ông Lành của Hoàng Cát, với lối diễn đạt đa nghĩa, cũng không tránh

khỏi những nhận xét mang tính chất quy chụp nặng nề.

Vòng trắngSẹo đất đều viết về sự mất mát hi sinh và nỗi đau dai dẳng của

123

than, bi luỵ. Vậy nhưng, trong bài xã luận Tăng cường tính đảng, đi sâu vào đời

sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta đăng trên Tạp chí Học tập, số

11/1974, người viết (không đề tên) lại lập luận và phê bình rất tuỳ tiện và vô lí:

“Nhân dân ta đang lao động quên mình để hàn gắn những vết thương chiến tranh, để xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Tại sao không viết về tinh thần anh dũng trong lao động của hàng triệu con người đang vượt lên trên trăm, nghìn khó khăn, trở lực để phục hồi kinh tế, xây dựng lại nước nhà, mà lại kêu rên vì

vết sẹo tay và khóc thương vì vết sẹo đất” [132; tr.11]. Cũng theo tác giả này, “khai

thác những mất mát trong chiến tranh theo chiều hướng thương cảm, bi luỵ… là lối viết theo chủ nghĩa nhân đạo tư sản. (…) Nó tạo nên tâm lý chán ghét chiến tranh nói chung, không hiểu sự cần thiết của bạo lực cách mạng, đi tới thoả hiệp vô nguyên tắc với bọn đế quốc gây chiến” [132; tr.11]. Với truyện Cây táo ông Lành, một truyện viết cho thiếu nhi, ngày nay đọc lại thấy hết sức bình thường. Vậy mà, cũng trong bài viết này, tác giả lại cho tác phẩm là một loài “nấm độc” nguy hiểm. “Với lối viết theo kiểu “biểu tượng hai mặt”, truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng ta, gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng, chống lại

xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta” [132; tr.13]. Trong

truyện có chi tiết các cháu học sinh vì lầm tưởng cái tổ kiến trên cây táo là cái đầu lâu nên không dám đi đường tắt qua cây táo ông Lành đến trường mà phải chọn con đường khác. Thế nhưng nhà phê bình không hiểu theo nghĩa ấy mà lại suy diễn thành những vấn đề chính trị hết sức to tát và nghiêm trọng: “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, cuộc đấu tranh ở miền Bắc tiếp tục diễn ra gay go, phức tạp, tác giả truyện ngắn này đưa ra hình ảnh cái đầu lâu khủng khiếp và nói về việc “từ bỏ con đường này đi theo con đường khác” là có dụng ý gì? Phải chăng đây là sự phản ứng giai cấp trước một số biện pháp như kiểm tra hành chính, thu lại ruộng đất bị lấn chiếm, chống bọn ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và bọn làm ăn trái phép, bọn đầu cơ, móc ngoặc, v.v… mà Nhà nước dân chủ nhân dân đã áp dụng để đảm bảo thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề “ai thắng ai” ở miền

Bắc?” [132; tr.13]. Trong giai đoạn văn học này, lối phê bình theo kiểu suy diễn,

gán ghép tuỳ tiện, vô căn cứ không phải hiếm gặp. Bài phê bình này là một trong số những bài điển hình cho lối phê bình cực đoan nguy hiểm ấy.

124

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương đổi mới, “cởi trói” cho

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)