5. Bố cục của luận án
2.3.2. Quan niệm về chức năng của phê bình văn học trong đường lối văn nghệ
nghệ của Đảng giai đoạn 1945-1986
Phê bình văn học có những chức năng cơ bản và bền vững như đã nói đến ở trên. Tuy nhiên, chức năng của phê bình văn học cũng mang tính khả biến trong quá trình lịch sử. Văn học là một hình thái ý thức xã hội vì vậy nó không thể tồn tại mà không chịu tác động bởi những hình thái ý thức xã hội khác. Trong nền văn học cách mạng giai đoạn 1945-1986, do những đặc điểm riêng của hoàn cảnh lịch sử, phê bình văn học, ngoài những chức năng như đã được nhắc đến, còn được nhấn mạnh ở những vai trò khác. Đó là nhiệm vụ làm sáng tỏ và bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, đấu tranh chống những khuynh hướng trái ngược hoặc xa rời đường lối ấy; biểu dương những tác phẩm thể hiện đúng đắn quan điểm và tư tưởng cách mạng, phê phán những biểu hiện lệch lạc. Để có thể xác định một cách chính xác những chức năng chính của phê bình văn học giai đoạn này không thể bỏ qua việc
46
tìm hiểu quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn nghệ, đặc biệt là quan niệm về chức năng, nhiệm vụ của phê bình văn học.
2.3.2.1. Chức năng tổ chức, lãnh đạo văn nghệ
Thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng đồng thời đưa văn học Việt Nam bước sang một trang sử mới. Từ đây, nền văn nghệ mới do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo. Văn hoá, văn nghệ được tổ chức thành một mặt trận thống nhất phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân tộc. Văn học là vũ khí đấu tranh giai cấp cho nên nhà phê bình trước hết phải là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hoá. Lí luận, phê bình là một vũ khí đấu tranh tư tưởng, một vũ khí sắc bén để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, bảo vệ sự trong sáng của mĩ học Marx-Lenin. Có thể nói, từ đây, lí luận, phê bình theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin được công khai xác lập trong vai trò định hướng phát triển nền văn học nghệ thuật với tính chất dân chủ mới và xã hội chủ nghĩa.
Tháng 7 năm 1948, trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, trình bày tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai, Trường Chinh khẳng định:
“Văn hoá dân chủ mới Việt Nam phải gồm đủ ba tính chất: dân tộc, khoa học và
đại chúng” cùng với một thông điệp chính trị rõ ràng về mục đích, nhiệm vụ của
những người làm công tác văn hoá, văn nghệ ở nước ta thời điểm đó: “Mục đích của những người làm công tác văn hoá chúng ta là thắng địch, giữ nước, làm cho dân mạnh, dân tiến, dân tin, dân vui; là chống văn hoá nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, khắc phục những tư tưởng phong kiến, lạc hậu trong văn hoá nước nhà, là xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam và góp phần văn hoá Việt Nam vào
kho tàng văn hoá thế giới” [142; tr.79]. Trong nền văn học mới, Đảng giao phó cho
phê bình văn học những trách nhiệm hết sức nghiêm túc và trọng đại. Phê bình phải có nhiệm vụ “đấu tranh để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, góp phần vào việc chỉ đạo sáng tác và nghiên cứu văn nghệ, nâng cao chất lượng của tác phẩm nghệ thuật, nâng cao tư tưởng, nhận thức và trình độ thẩm mĩ của quần chúng
47
văn học được đặt vào một vị thế và giao cho những trách nhiệm to lớn đến thế. Phê bình trong nền văn học cách mạng được xem là “một phương thức chỉ đạo cụ
thể của Đảng trong lĩnh vực văn nghệ” [142; tr.187]. Nhiệm vụ hàng đầu của
công tác phê bình văn nghệ là cùng với lí luận tổ chức nghiên cứu và giới thiệu một cách có hệ thống và sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Phê bình phải giữ được vai trò tiên phong góp phần vào việc chỉ đạo sáng tác, tổ chức các hoạt động sáng tác, uốn nắn sáng tác, tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận về văn nghệ, tổ chức các cuộc phê bình và tự phê bình trong giới văn nghệ nhằm cải tạo tư tưởng hoặc phê phán những hiện tượng văn học lệch lạc, không phù hợp với đường lối văn nghệ của Đảng.
Có thể nói, trong giai đoạn văn học 1945-1986, phê bình văn học đóng vai trò như là một công tác tư tưởng mang tính chất định hướng cho sáng tác và công chúng văn học theo yêu cầu phát triển của nền văn nghệ cách mạng. Chức năng tổ chức, định hướng này diễn ra thường xuyên, đều đặn và xuyên thấm trong các hoạt động phê bình văn học suốt giai đoạn 1945-1986. Tuy nhiên, nó thường biểu hiện một cách rõ rệt trong những giai đoạn mà sự phát triển của văn học diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng văn học. Cuộc đấu tranh trong văn học đòi hỏi các nhà phê bình phải tổ chức được lực lượng, hướng dẫn được dư luận nói lên tiếng nói phê phán những tư tưởng lạc hậu, phản động và khẳng định chân lí đúng đắn trong sáng tạo nghệ thuật. Chức năng này cũng là cơ sở dẫn tới hai chức năng chính của phê bình văn học giai đoạn này, đó là chức năng xây dựng nền văn học cách mạng và chức năng đấu tranh tư tưởng.
2.3.2.2. Chức năng xây dựng nền văn học cách mạng
Nền văn học cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và từng bước lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nền văn học ấy có nguồn mạch từ trước năm 1945, nhưng phải đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền hoàn toàn thuộc về tay nhân dân thì nền văn học cách mạng mới thật có điều kiện thuận lợi để phát triển. Dòng văn học cách mạng “bất hợp pháp” trước 1945, từ đây, giữ vị trí chính thống của nền văn học dân tộc, tiến triển không ngừng và ngày càng gắn chặt với vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân.
48
Trong xã hội mới, phê bình phải gắn liền với trách nhiệm xây dựng nền văn nghệ mới. Trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Trường Chinh xác định: “Nhiệm vụ của những người làm công tác tư tưởng, công tác văn nghệ ở miền Bắc là góp phần thực hiện cuộc cách mạng văn hoá trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng con người mới của xã hội mới về mặt tư tưởng, trí tuệ và tình cảm” [142; tr.116]. Bên cạnh nhiệm vụ cùng với lí luận diễn giải, phổ biến rộng rãi đường lối văn nghệ của Đảng nhằm giúp người sáng tác thông tỏ những đặc trưng cơ bản của nền văn nghệ mới thì nhiệm vụ chính của phê bình khi thực hiện chức năng này là phát hiện, nâng đỡ và ngợi ca những xu thế mới tích cực trong văn học. Sự đánh giá kịp thời của phê bình văn học đối với những hiện tượng văn học mới, tích cực bao giờ cũng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong hơn 40 năm, từ 1945 đến 1986, phê bình văn học đã góp phần khẳng định những đóng góp lớn lao của nền văn học cách mạng, những sáng tác của công nông binh. Có thể nói, phê bình đã không bỏ sót một giá trị, một tài năng nào trong văn học và cũng không để rơi vào quên lãng một tác phẩm kiệt xuất nào. Trong Thư của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957),
Đảng ta nhấn mạnh, văn học nghệ thuật cần hướng đến miêu tả và xây dựng “những điển hình về con người mới của xã hội, những anh hùng mới của thời đại, những mặt
tích cực của đời sống chúng ta hiện nay” [142; tr.8]. Phê bình văn học biểu dương,
ngợi ca những tác phẩm ấy, thực chất là nhằm xây dựng các chuẩn mực, các quy phạm mới trong văn học. Do hoạt động trong một điều kiện lịch sử đặc biệt, cả xã hội cùng thống nhất về tư tưởng và mục đích nên nền văn học cách mạng hình thành một cách nhanh chóng. Các thang bậc giá trị mới trong văn học cũng dễ dàng được xác lập và chấp nhận.
2.3.2.3. Chức năng đấu tranh tư tưởng
Nền phê bình văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng có hai phương diện cơ bản: chức năng xây dựng và chức năng phê phán. Trong nền phê bình văn học này vẫn có những nhà phê bình chuyên tâm nghiên cứu, chú trọng bàn về nghệ thuật và cũng có được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chức năng chính trị, xã hội mới làm
49
nên đặc điểm nổi bật của phê bình văn học giai đoạn này. Phê bình văn học phục vụ chính trị như là một nét đặc thù của phê bình văn học giai đoạn 1945-1986.
Nhìn chung toàn bộ quỹ đạo của nền văn học cách mạng là theo sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để tuyên truyền, biểu dương, xây dựng nền văn học phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và của toàn dân tộc. Văn học cách mạng được xem là vũ khí phục vụ công cuộc đấu tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Chức năng quan trọng nhất của nó là chức năng tư tưởng hệ phục vụ chính trị. Chức năng ý thức hệ được hiểu theo nghĩa hẹp, tức văn học thực hiện chức năng chính trị, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ yếu.
Tiến hành nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ, phê bình văn học tỏ ra nhạy cảm, sắc bén khi phê phán những khuynh hướng văn nghệ sai lạc. Những nguyên tắc: văn học phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, văn học phải gắn liền với hiện thực của đời sống và góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển, văn học phải góp phần xây dựng con người mới phong phú và phát triển toàn diện… là những vấn đề then chốt để phân định ranh giới giữa quan điểm văn nghệ cách mạng và văn nghệ tư sản, phản động. Thực hiện chức năng này, phê bình văn học góp phần bảo vệ vững chắc đường lối văn nghệ của Đảng, một bộ phận trong đường lối lãnh đạo chung của Đảng.
Trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, cùng với việc khẳng định những hạt nhân mới trong sáng tác của công nông binh, vấn đề trọng yếu của phê bình là cải tạo tư tưởng của những nghệ sĩ đi theo cách mạng nhưng vẫn sáng tác tự do theo những tư tưởng cũ. Phê bình giai đoạn này khơi lên những cuộc nhận đường, tổ chức các cuộc thảo luận nhằm cải tạo triệt để những rơi rớt của quan điểm nghệ thuật tư sản của các nhà văn lãng mạn. Qua cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm, công tác phê bình văn học được đẩy lên một bước phát triển mới. Các cuộc đấu tranh trên mặt trận văn nghệ chống khuynh hướng xét lại, chống văn hoá, văn nghệ của chủ nghĩa thực dân mới cũng như chống ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao trong văn nghệ đã được ghi nhận như là những đóng góp mới của phê bình trong việc đấu tranh tư tưởng. Cũng trong giai đoạn văn học này, phê bình còn phê phán hàng loạt tác phẩm được coi là thiếu tính đảng hay “lệch lạc về tư tưởng”.
50
Sự nhạy cảm trên phương hướng đấu tranh chính trị và thấm nhuần sâu sắc những nguyên tắc của nền văn nghệ cách mạng làm cơ sở cho các nhà phê bình thực hiện chức năng “cảnh giới” về mặt tư tưởng, đảm bảo việc định hướng sáng tác và thưởng thức văn học.
Thực thi nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, nhà phê bình thường đem tác phẩm đối chiếu, liên hệ với thực tiễn cách mạng, đặc biệt là những nhiệm vụ và đường lối tư tưởng của Đảng. Những tác phẩm được xem là chệch hướng trong văn nghệ là những tác phẩm đi chệch khỏi phương hướng tư tưởng của Đảng và không phù hợp với chân lí cuộc sống. Điều này tuy đúng với lô gích cuộc sống nhưng lại không phản ánh đầy đủ những vấn đề liên quan đến đặc trưng của nghệ thuật. Nó giới hạn và đánh dấu một góc nhìn đúng đắn nhưng hạn hẹp trong phê bình văn học. Cục diện đấu tranh tư tưởng căng thẳng cũng dẫn đến kiểu phê bình suy diễn, quy chụp chính trị, bỏ qua sự phân tích, biện luận nhiều mặt, nhiều chiều. Những nhược điểm này của phê bình văn học phải đến thời kì Đổi mới mới được thẳng thắn nhìn nhận lại nhưng hệ quả thì không dễ gì khắc phục được.
Ba chức năng trên của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 phản ánh sự thống nhất và xuyên suốt trong quan điểm chỉ đạo của Đảng: xem phê bình là một phương thức lãnh đạo văn nghệ. Quan điểm về chức năng phê bình của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa vào lí thuyết thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở Marxist, lí thuyết phản ánh, lí thuyết tính đảng và chuyên chính vô sản của Lenin, nhưng chủ yếu là trên cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đó là lí thuyết khẳng định bản chất ý thức hệ giai cấp của văn nghệ, là quan niệm văn nghệ phục tùng, phục vụ cho chính trị của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Phê bình cũng vậy, phải trở thành một khâu đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới do Đảng lãnh đạo. Các nền văn học đều hình thành một cách tự phát nhưng nền văn học cách mạng là nền văn học được định hướng xây dựng từ đầu. Quan niệm về nền văn học có trước nền văn học đó. Phê bình trong nền văn học cách mạng cũng vậy. Nó là một hoạt động hoàn toàn tự giác, gắn với những tư tưởng chỉ đạo, thực hiện theo những tư tưởng chỉ đạo cụ thể.
51
Tiểu kết chương 2
Phê bình có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động văn học, nghệ thuật. Phê bình có thể giúp người đọc, người xem, người nghe hiểu đúng và hiểu sâu thêm tác phẩm; giúp nghệ sĩ hiểu rõ tài năng sở trường, ưu điểm và nhược điểm của mình; làm cho xã hội và văn nghệ, nghệ sĩ và công chúng liên hệ mật thiết với nhau, góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật.
Phê bình văn học là một lĩnh vực được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm, được xem là một phương thức chỉ đạo cụ thể của Đảng trong lĩnh vực văn nghệ. Phê bình, thông qua việc đánh giá các hiện tượng văn học, khuyến khích những biểu hiện thành công, phê phán những khuynh hướng lệch lạc; phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng về văn học, nghệ thuật; hướng dẫn dư luận, nâng cao năng lực thẩm mĩ của quần chúng, bồi dưỡng cho người làm công tác văn nghệ về lập trường, quan điểm, về lí tưởng và nghề nghiệp. Toàn bộ nền phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 được vận hành theo những quan niệm ấy. Vì vậy, để hiểu, giải thích và đánh giá được chính xác các sự kiện và quy luật vận động của nền phê bình văn học này phải xuất phát từ các chức năng của nó. Với ý nghĩa này, trong các chương tiếp theo, chúng tôi dành để đi sâu phân tích hai chức năng chính của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, đó là chức năng xây dựng nền văn học cách mạng và chức năng đấu tranh tư tưởng.
52
Chương 3
PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG CHỨC NĂNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HỌC CÁCH MẠNG