Giai đoạn 1955-1964

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 124)

5. Bố cục của luận án

4.3.2.Giai đoạn 1955-1964

Giai đoạn từ năm 1955 trở đi gắn với cuộc “nhận đường” thứ hai của văn học với nhiệm vụ xây dựng nền văn học xã hội chủ nghĩa phong phú, toàn diện phục vụ cho sự nghiệp kiến thiết chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Sau sự kiện đấu tranh chống những tư tưởng phản động của nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”, Đảng đề ra yêu cầu văn nghệ sĩ phải đấu tranh tư tưởng một cách kiên quyết, phải phê bình và tự phê bình thường xuyên, triệt để theo lập trường của giai cấp công nhân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chức năng cảnh giới về tư tưởng, chính trị để đảm bảo cho văn học phát triển đúng định hướng, phê bình văn học giai đoạn này tiếp tục phát huy tinh thần chiến đấu xung quanh việc phê phán hàng loạt tác phẩm bị xem là thiếu tính Đảng, có khuynh hướng “xét lại”, có những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng.

Sự kiện phê bình tác phẩm gây được sự chú ý đầu tiên của giai đoạn này là cuộc phê phán tiểu thuyết Sắp cưới (1957) của nhà văn Vũ Bão. Năm 1957, Sắp cưới được Nhà xuất bản Văn học ấn hành với số lượng in lần đầu lên tới 3000 cuốn. Dưới hình thức một câu chuyện tình yêu giữa Xuân và Bưởi, cuốn tiểu thuyết phê phán những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam lúc đó. Đọc bản thảo tiểu thuyết Sắp cưới, nhà thơ Trần Lê Văn (người được giao trách nhiệm biên tập cuốn sách) tán thành thái độ người viết đã không né tránh sự thật đau lòng. Ông cũng thích lối hành văn thanh thoát, không gò bó, với những nhận xét hóm hỉnh về cuộc sống nhiều màu vẻ trong cơn bão táp. Các nhà văn Xuân Thu, Nguyễn Thành Long cũng ủng hộ quan điểm của Vũ Bão, đồng thời còn khen tác giả đã thể hiện tốt lòng tin yêu Đảng của nhân dân trong những hoàn cảnh khó khăn của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về quan điểm nên Sắp cưới đã không có được một số phận như nhà văn mong muốn. Ở vào thời điểm năm 1957-1958, Đảng ta đang tích cực sửa sai cho cải cách ruộng đất nên việc “gợi lại”

120

những sai lầm là không đúng lúc. Người ta sợ mọi sự khoét sâu vào vết thương của lịch sử. Do đó đề tài cải cách ruộng đất được coi là khu vực “cấm kị” của nền văn học. Vì thế, ngay sau khi được phát hành, các báo Nhân Dân, báo Văn nghệ Quân đội, báo Tiền Phong, tạp chí Văn học đồng loạt phê phán tiểu thuyết Sắp cưới

viết không đúng đường lối văn nghệ của Đảng, xuyên tạc cải cách ruộng đất. Tiêu biểu nhất trong loạt bài này là bài viết của nhà văn Nguyễn Khải trên Văn nghệ Quân đội tháng 7/1958: Trách nhiệm người viết qua cuốn "Sắp cưới" của Vũ Bão. Trong bài viết này, Nguyễn Khải đã phê Sắp cưới cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, trong đó có những đoạn rất nặng nề: “Bây giờ đứng về phía người viết với nhau mà nhận định truyện Sắp cưới thì phải nói tác giả cuốn sách đó là một người viết không có lý tưởng cách mạng, không thấy được cái nghiêm trang trong công việc mình làm, viết ra dưới sự xúi giục của những kẻ phá hoại trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Tài liệu, sự việc, cho đến nhân vật, cách bố cục đều phục vụ cho

những ý định độc ác của tác giả một cách tùy tiện”. Sau sự kiện này, cuộc đời và

văn nghiệp của Vũ Bão thực sự đã rẽ sang một hướng đầy chua xót. Cũng may đến thời đổi mới, Sắp cưới được nhìn nhận lại, được phục hồi (được in lại năm 1988 với số lượng 15000 bản), bản thân tác giả cũng đã nhận được từ nhà văn Nguyễn Khải lời xin lỗi chân thành.

Bước sang những năm 60, hoạt động phê bình nhằm phê phán những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng của các tác phẩm diễn ra sôi nổi nhất. Riêng năm 1963, hàng loạt tác phẩm bị phê phán mạnh mẽ như: Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Phá vây của Phù Thăng, Vào đời của Hà Minh Tuân, Những người thợ mỏ

của Võ Huy Tâm, Sương tan của Hoàng Tiến, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Con

nai đen của Nguyễn Đình Thi, … Trong số này có những vụ việc kéo dài hàng năm

trời, thu hút hàng trăm cây bút với đủ mọi thành phần tham gia với không biết bao nhiêu mặt báo mà điển hình là vụ phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân.

Giai đoạn này, Đảng rất chú trọng và kiên quyết bảo vệ tính Đảng, tính nhân dân trong văn nghệ. Vậy nên, những tác phẩm có lối viết cầu kì hoặc có những “quan điểm” mang tính chất tư sản thường rất gây phản ứng. Đống rác cũ

121

lưu của xã hội cũ nhưng bị phê bình là tính tư tưởng và tính hiện thực chưa cao, còn nặng về các yếu tố tự nhiên chủ nghĩa. Những người thợ mỏ bị xem là thiếu tính đảng, bị phê vì lối viết trần trụi, tự nhiên quá, cách biểu hiện suy nghĩ, tâm trạng và hành động của người thợ mỏ không đi đúng với quỹ đạo “tuyên truyền”.

Phá vây thì bị xem là có những thiếu sót, lệch lạc về lập trường tư tưởng, trong

khi đó Vào đời là đại diện cho quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo chung chung. Nhận xét về những ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, Tố Hữu viết: “Trong chúng ta không phải không có những người thích thú miêu tả những hành động, những dục vọng thấp kém. Một trong những khuyết điểm của Đống rác cũ

là tác giả đã dành nhiều trang để miêu tả một cách tự nhiên chủ nghĩa những cảnh dâm ô truỵ lạc. Dưới ngòi bút của Hoàng Tiến trong tập Sương tan, những ước mơ, dằn vặt của người diễn viên Thuý Lan hay của chị nông dân Lê không có gì khác là những đòi hỏi về xác thịt, nguyên nhân của quan hệ nam nữ. Xu hướng này không có gì khác là chủ nghĩa Phơ-rớt hiện đại trong văn nghệ [142; tr.441]. Ông cũng cho rằng các truyện ngắn Đêm không ngủ của Vũ Thư Hiên và tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân là một hình thức biểu hiện khác của cái thứ chủ nghĩa nhân đạo chung chung. Theo Tố Hữu, hai truyện đã miêu tả hạnh phúc cá nhân tách rời khỏi lợi ích của tập thể, lấy lợi ích cá nhân đối lập với lợi ích tập thể, lấy chủ nghĩa tự do đối lập với chuyên chính vô sản. “Người ta nhân danh ca ngợi cuộc sống bình thường, những con người bình thường, nhân danh “vì đời sống và hạnh phúc của con người” để công khai tuyên truyền cho chủ nghĩa cá nhân tư sản ích kỷ, nhỏ nhen. Những tác phẩm của họ chỉ có tác dụng đục ruỗng tâm hồn của những người thưởng thức họ, nhất là tầng lớp thanh niên. Ở nước ta có người đã nghĩ rằng sau những năm chiến đấu gian khổ, mình có quyền nghỉ ngơi thoả thích, chăm lo hạnh phúc riêng tư, và một khi cuộc sống cách mạng không cho phép như vậy thì đâm ra hoang mang, và có khi có thái độ chống đối với cả trật tự xã hội mới [142; tr.441].

Cũng với quan điểm cần phải bảo vệ tính đảng và tính nhân dân trong văn nghệ, Trường Chinh đã chỉ ra những nhược điểm của truyện vừa Mạch nước ngầm

122

“Trong tập truyện ngắn Rẻo cao, nói chung Nguyên Ngọc đã thấy rõ những người và việc cần miêu tả. Nhưng khi đi vào những vấn đề phức tạp hơn của cuộc sống mới, tác giả đã tỏ ra lúng túng. Thật vậy, Mạch nước ngầm phản ánh tâm trạng bối rối của tác giả đã không tìm được cách giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa tiến bộ và lạc hậu, đánh giá thấp vai trò lãnh đạo tập thể của Đảng và không nhìn rõ tác dụng giáo dục của tập thể đối với cá nhân; do đó, tác phẩm đã mang tính chất tiêu cực, bi quan. Nguyễn Đình Thi đã thành công trên nhiều lĩnh vực khác, nhưng về kịch Con nai đen đã quá thiên về cách thể hiện rắc rối, ly kỳ. Mặc dù ý định của tác giả là muốn nói lên cuộc đấu tranh giữa cái chân với cái giả, giữa cái chính với cái tà và cuối cùng chân đã thắng giả, chính đã thắng tà, nhưng chủ đề đó đã phải thông qua một loạt tình tiết phức tạp, ngoắt ngoéo, rất khó hiểu, cho nên sức truyền cảm của hình tượng nghệ thuật đối với người xem đã bị hạn chế” [142; tr.207-208].

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 124)