Tác gia kinh điển được tôn vinh

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 97)

5. Bố cục của luận án

3.3.2.Tác gia kinh điển được tôn vinh

3.3.2.1. Tố Hữu

Trong cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu, xuất bản năm 1987, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định: xét về sức tác động trực tiếp đối với công chúng thì thơ Tố Hữu có thể sánh với bất cứ hiện tượng thơ kiệt xuất nào trên thế giới. Đó là một sự thực mà không ai có thể phủ nhận khi chứng kiến sức thu hút của thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hầu như mọi tầng lớp nhân dân, từ cán bộ đến chiến sĩ, từ thanh niên đến thiếu nhi trong kháng chiến không ai là không thuộc và không yêu một số bài thơ, câu thơ Tố Hữu.

Tuy nhiên, với phê bình văn học, việc khẳng định thơ Tố Hữu, đưa thơ Tố Hữu lên hàng kinh điển của văn học cách mạng là một quá trình. Thơ Tố Hữu xuất hiện lần đầu tiên trong phê bình văn học là ở trong Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh. Trong tiểu luận này, Hoài Thanh đã xem thơ Tố Hữu như là một hình mẫu tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. Nhà phê bình nhận xét, những sự thật lớn lao của cuộc sống cách mạng “cần phải được diễn thành thơ để tạo nên một cái thái độ, một cái tác phong chung của thời đại. Sức cải tạo tư tưởng, giáo dục tình cảm của thơ ca bao giờ cũng rất lớn. Đứng về phương diện này mà xét, một trong những vị

giáo sư có công vào bậc nhất là anh Tố Hữu” [135; tr.66]. Hoài Thanh cũng cho

rằng thơ Tố Hữu “có sức cảm hoá nhiều, nhất là đối với những anh em còn vướng cái gia tài tư sản và tiểu tư sản” [135; tr.67]. Trong Nói chuyện thơ kháng chiến, Hoài Thanh đã khen ngợi một cách khá chính xác những bài như Huế tháng tám,

93

Lượm. Tuy nhiên, với bài Tháng mười thì e rằng những lời ngợi khen của Hoài Thanh có phần cảm tính.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu được biết đến rộng rãi với rất nhiều bài thơ hay sau được in trong tập thơ Việt Bắc. Năm 1955, khi Việt Bắc

được phát hành, nó đã thổi bùng lên một cuộc tranh luận trong giới phê bình văn học. Cuộc tranh luận kéo dài hơn 9 tháng, thu hút rất nhiều cây bút phê bình tham gia. Có những ý kiến băn khoăn, hoài nghi, thậm chí phê phán, phủ định một số mặt của thơ Tố Hữu như: thơ còn có những nét buồn tiểu tư sản, thiếu hiện thực, ít chất sống thực tế,... Tuy nhiên, đa số các nhà phê bình bày tỏ quan điểm khẳng định giá trị nghệ thuật và những ý nghĩa mà tập thơ Việt Bắc mang đến cho độc giả. Cuộc tranh luận kết thúc với phần thắng thuộc về phái khẳng định. Việt Bắc

được trao giải nhất Giải thưởng văn nghệ 1954-1955 và được ngợi ca như là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thơ ca cách mạng thời điểm đó. Tất nhiên công chúng say mê Việt Bắc không phải do nhà phê bình văn học mà do bản thân giá trị của tập thơ. Song nhờ có phê bình mà tập thơ của Tố Hữu được quảng bá một cách rộng rãi và lan toả nhanh hơn.

Năm 1959, khi tập thơ Từ ấy được in lại, thơ Tố Hữu lại một lần nữa được đem ra tranh luận. Không ít ý kiến cho rằng Từ ấy chưa sâu sắc, nhiều câu thơ còn non nớt, còn rơi rớt tư tưởng tiểu tư sản,… Tuy nhiên, cũng như cuộc tranh luận Việt Bắc trước đó, hầu hết các ý kiến đều khen ngợi Từ ấy. Với những giá trị đã được đa số bạn đọc say mê từ thời trước cách mạng, cuộc tranh luận về tập

thơ Từ ấy cũng sớm ngã ngũ. Thêm một lần nữa, thơ Tố Hữu được khẳng định

mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức. Sau những cuộc tranh luận này, Tố Hữu được xem là người anh cả, được xếp hạng, được tôn vinh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Trong lịch sử văn học cách mạng Việt Nam, thơ Tố Hữu được đánh giá rất cao. Năm 1963, trong Lời nói đầu Tuyển thơ 1938-1963 của Tố Hữu, Chế Lan Viên đã khẳng định: “Nói đến Tố Hữu – về thơ, phải nói vai trò mở đầu và hiện vẫn là dẫn đầu của anh trong nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sự thành công của anh trước Cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiện thực

94

xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng. Khi chúng ta đang tìm đường, nhận đường thì

đã thấy một ví dụ sống trên đường là tác phẩm Tố Hữu đấy rồi” [143; tr.263]. Có

thể nói, là một nhà thơ lớn, Tố Hữu không chỉ là người thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại, mà đúng như nhận xét của Chế Lan Viên, ông còn là người đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca dân tộc. Thơ ông, do đó trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta. Trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, sau mảng thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình phê bình, giới thiệu của Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,… các chuyên luận, bài nghiên cứu của Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức,… đã đề cập đến nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu. Có thể nói, hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của Tố Hữu mà không được bàn đến. Phê bình thơ Tố Hữu đã trở thành một trong những sự kiện phê bình quan trọng nhất, thể hiện được nội dung, phương pháp, phong cách và diện mạo của phê bình văn học giai đoạn 1945-1986.

Trong kháng chiến, nhất là từ sau sự kiện “Nhân văn – Giai phẩm”, thơ Tố Hữu được khẳng định hoàn toàn, gần như chỉ có ngợi ca. Thơ ông được xem là hình mẫu, là kinh điển của thơ ca cách mạng. Đánh giá một cách công bằng, có thể nói thơ Tố Hữu có tác dụng giáo dục to lớn, có sức động viên mạnh mẽ cả một thế hệ người lớn lên trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và ước mơ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những bước đầu tiên. Ông là nhà thơ trữ tình cách mạng xuất sắc nhất, được yêu mến và chờ đợi nhất. Đó là một thực tế trong lịch sử.

Về nhược điểm, nhiều nhà phê bình thống nhất cho rằng: thơ Tố Hữu có một số bài, một số câu chưa trong sáng kiểu như “Thịt với xương tim óc dính liền” trong

bài Ta đi tới… hoặc những câu thơ Tố Hữu viết về Stalin: “Yêu biết mấy nghe con

tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi ông Lin”, “Thương cha thương mẹ thương chồng, Thương mình thương một thương ông thương mười”,… Mấy câu thơ trên đều không thuyết phục, nhà thơ đã nói quá sự thật, không phù hợp với cảm xúc tự nhiên. Khi phê bình tập Gió lộng, nhà phê bình Lê Đình Kỵ còn có thêm một phát hiện khác.

95

Ông nhận thấy thơ Tố Hữu ít tìm tòi về câu chữ mới lạ. Tố Hữu hình như không quan tâm vấn đề đổi mới thơ.

Lí giải về những sự “vụng về” này, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: Đó là do thơ ông muốn viết kịp thời, lại cố viết cho có vần, hợp với tâm lí tiếp nhận của số đông, nên có lúc ông phải tự hi sinh yêu cầu của thơ. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, thơ tuyên truyền cách mạng. Thơ tuyên truyền cốt đi nhanh, đi thẳng tới tâm hồn người đọc, do đó cần nói bằng những lời giản dị nhất, chân thật nhất. Những tìm tòi câu chữ mới lạ sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tuyên truyền. Lại thêm Đề

cương văn hóa đã quy định phương châm dân tộc hoá, đại chúng hoá, thì tất nhiên

phải học tập ca dao, cách ăn nói của quần chúng và không thể chạy theo thị hiếu của thi ca “tư sản” như các thứ thơ vị lai, siêu thực, tượng trưng… mà đồng chí Trường Chinh đã khẳng định là các thứ nấm độc sặc sỡ mọc trên cây gỗ mục. Là ngọn cờ, Tố Hữu phải trung thành với quan điểm văn nghệ của Đảng và nhiệm vụ tuyên truyền của mình. Thực ra từ cuối tập Việt Bắc, Tố Hữu đã không còn lạm dụng ngôn ngữ ca dao, dân gian nữa. Thơ ông đã gần hơn với thi ca cổ điển. Đến Gió lộng, nhiều bài đã có những cách biểu đạt mới, phong phú, đa dạng, tươi mới như trong bài Em ơi, Ba

Lan, Mẹ Tơm hay Người con gái Việt Nam

Thơ Tố Hữu luôn gắn liền với những sự kiện lớn của đời sống cách mạng, với những nhiệm vụ chính trị, những tình cảm chính trị và con người chính trị. Ông luôn chú trọng mối quan hệ giữa nghệ thuật với tuyên truyền. Tuy nhiên, cũng chính bởi thế mà thơ trữ tình chính trị, thơ tuyên truyền của Tố Hữu không tránh khỏi những hạn chế về mặt nội dung. Làm thơ tuyên truyền cốt ở kịp thời. Sáng tác phải kịp thời, công bố kịp thời, cho nên Tố Hữu phải công bố tác phẩm khi chưa được nhuận sắc hoàn chỉnh. Vì thế ông là người thường xuyên sửa chữa thơ mình. Nhưng cũng có những bài không sửa được nên ngoài bản in trên báo, ông không đưa vào các tập thơ. Làm thơ chính trị, tuyên truyền tư tưởng nghị quyết của Đảng khiến cho Tố Hữu bao giờ cũng vẽ ra các viễn cảnh huy hoàng, tươi đẹp, hướng người đọc nhìn về phía trước, hướng đến ngày mai chiến thắng. Thơ của ông hầu như chỉ viết về ngày mai, về viễn cảnh tương lai, mà ít khi viết về thực tại. Nếu có bài thơ viết về một ít hiện tại hay quá khứ cũng là để hướng tới ngày mai. Vì thế thơ

96

ông căn bản là thơ lãng mạn, ít chất hiện thực. Thế mới thấy, những phát hiện của Hoàng Yến, Hoàng Cầm trong cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là hoàn toàn có lí. Làm thơ tuyên truyền có cái hay là động viên nhân dân kịp thời, nhưng có điều tuyên truyền thì phải dùng nhiều khẩu hiệu nên nhiều khi khó tránh lối nói đại ngôn. Các nhân vật trong thơ của Tố Hữu cũng vậy, ít khi được cảm nhận và biểu hiện như những con người bằng xương bằng thịt mà thay vào đó thường là những biểu tượng của lí tưởng, của đạo đức, có tính chất tuyên truyền, cổ động rất cao.

Vậy tại sao thơ Tố Hữu lại có sức tác động diệu kì một thời như vậy? Theo Trần Đình Sử, hiệu ứng ấy đến từ hai phía, phía sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu và phía trạng thái tâm hồn của công chúng đang hào hứng đứng lên, đón chào lí tưởng. Người đọc đọc thơ ông, vừa đọc thơ, vừa đọc chính tâm hồn mình. Người đọc như hát cùng thơ ông, cho nên hầu như không mấy ai để ý đến câu chữ trong đó. Đến giai đoạn sau, trạng thái tâm hồn ấy không còn nữa, người ta đọc thơ Tố Hữu thuần túy chỉ bằng phẩm chất của thơ ông, lúc này những khiếm khuyết của thơ ông tự nhiên dễ nhận ra hơn.

3.3.2.2. Hồ Chí Minh

Di sản văn học của Hồ Chí Minh bắt đầu được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu rộng rãi từ năm 1960, khi bản dịch tập thơ chữ Hán Ngục

trung nhật kí được ấn hành. Tuy nhiên, trước đó, hàng triệu trái tim Việt Nam

yêu nước đã từng xúc động khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, rồi Lời

kêu gọi toàn quốc kháng chiến – những áng văn chính luận sắc sảo, đanh thép,

có sức lay động và cổ vũ lớn lao. Rồi đến những năm 60, mỗi dịp Giao thừa, vẫn những trái tim yêu nước ấy lại bồi hồi chờ đợi để được nghe Bác đọc thơ chúc tết. Có thể nói, cho đến khi có những nghiên cứu nghiêm túc, bài bản về di sản văn học của Hồ Chí Minh, thơ văn của Bác đã chiếm trọn được tình yêu của công chúng. Yếu tố có tính lịch sử này khiến con đường quy phạm hoá các giá trị văn học của Hồ Chí Minh, đưa Bác trở thành một điển mẫu của văn học cách mạng cũng có những nét riêng.

Sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh gồm ba mảng lớn: văn chính luận; truyện, kí và thơ ca. Phê bình văn học chú ý đến cả ba khu vực sáng tác ấy,

97

song tập trung nhiều nhất vào thơ và truyện kí. Về hiện tượng phê bình truyện, kí và thơ của Bác, có thể nhận ra mấy đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đó là những hiện tượng văn học trong quá khứ, ít tham gia vào đời sống văn học đương thời. Các truyện và kí được Bác viết trong những năm 20, tức là thuộc giai đoạn văn học 30 năm đầu thế kỉ. Tuy nhiên khi sáng tác, Bác còn đang ở nước ngoài. Tất nhiên, cho đến khi được phát hiện (vào những năm 70), những truyện kí ấy chưa tham gia gì vào đời sống văn học Việt Nam. Trong khi đó, tập thơ gây được tiếng vang nhất là Ngục trung nhật kí cũng được viết trước năm 1945 và viết khi Bác đang bị giam cầm ở Trung Quốc. Năm 1960, tập thơ mới được dịch ra tiếng Việt và khi ấy, nó mới được bạn đọc gần xa biết tới.

Thứ hai, các truyện và kí đều được Bác viết bằng tiếng Pháp không phải bằng tiếng Việt. Trong khi đó, di sản thơ cũng chủ yếu được viết bằng tiếng Hán, theo những thể thơ cổ điển, không phải thể thơ hiện đại. Cả hai mảng sáng tác này đều chỉ được bạn đọc rộng rãi biết đến khi đã được dịch ra tiếng Việt, người có thể đọc nguyên bản hoặc có khả năng tự mình đối chiếu giữa bản dịch với nguyên bản là không nhiều.

Nói như thế để thấy rằng, khi phê bình văn thơ Hồ Chủ tịch, phê bình văn học đã biến các sự kiện văn học thuộc các giai đoạn trước, biến tác phẩm văn học dịch thành sự kiện văn học đương đại, mang ý nghĩa đương đại.

Thơ văn của Bác được hàng triệu độc giả yêu thích, say mê. Đó là một sự thực không thể phủ nhận trong lịch sử phê bình và tiếp nhận văn học. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ngoài những vẻ đẹp, những ý nghĩa mà tác phẩm văn học mang lại, việc tôn vinh thơ văn của Hồ Chủ tịch gắn với nhu cầu tôn vinh hình tượng người cộng sản, người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. Lòng yêu kính lãnh tụ đã nhân lên lòng yêu văn học trong mỗi con người Việt Nam. Đó là sự kinh điển được suy tôn. Điều này có thể được hình dung rõ nét qua cuộc phê bình tập thơ

Nhật ký trong tù – một trong những sự kiện phê bình văn học đáng chú ý nhất của

thế kỉ XX.

Tập nhật ký bằng thơ của Bác hoàn thành từ mùa thu năm 1943, nhưng rồi nó bị chìm lấp vào giữa bao nhiêu bộn bề của lịch sử trong suốt gần 20 năm. Phải đến

98

giữa năm 1960, bằng sự nỗ lực của tập thể các nhà nghiên cứu, dịch thuật của Viện Văn học, bản dịch Nhật ký trong tù mới đến được tay độc giả. Và rồi, phải mất thêm 30 năm nữa, đến năm 1990, Viện Văn học mới có thể hoàn thành bản dịch trọn vẹn tập thơ. Tuy nhiên, ít tập thơ có sức lan toả nhanh chóng như Nhật ký trong tù. Ngay sau khi được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1960, bản dịch ấy đã được bạn đọc khắp nước hào hứng đón nhận, đọc và truyền tụng, được giới phê bình quan tâm nghiên cứu. Những năm 60, có hẳn một phong trào đọc và bàn luận, tạo thành không khí trao đổi sôi nổi trong các hội nghị, các diễn đàn văn nghệ, trên các báo, tạp chí, trong các đơn vị bộ đội, trong trường học,… về nhiều vấn đề, cả trực tiếp và gián tiếp liên quan đến tập thơ. Trao đổi về Nhật ký trong tù trở thành một sự kiện của phê bình văn học thời kì đó.

Trong suốt hơn nửa thế kỉ tồn tại kể từ khi ấn hành bản dịch năm 1960 đến

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 97)