0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Khái niệm phê bình văn học

Một phần của tài liệu PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986 (NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG) (Trang 31 -31 )

5. Bố cục của luận án

2.1.1. Khái niệm phê bình văn học

Phê bình văn học có lịch sử từ xa xưa trong cả văn học phương Đông và phương Tây. Nó xuất hiện khi người tiếp nhận có ý thức rõ ràng về việc đánh giá, bình phẩm của mình và công khai đưa ý kiến riêng ra trước xã hội. Khi san định

Kinh thi, Khổng Tử đã làm công việc của một nhà phê bình. Platon, Aristotle, là hai

nhà phê bình lớn nhất thời Hi Lạp cổ đại.

Dù có từ lâu, nhưng phải đến thế kỉ XVIII, nhất là thế kỉ XIX, ở phương Tây, phê bình văn học mới phát triển rầm rộ, trở thành lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù gắn với những cây bút nổi tiếng như Voltaire, Diderot, Rousseau (Pháp), Winckelmann, Lessing, Kant, Hegel (Đức), Bielinxki, Secnưsepxki, Dobroliubov (Nga). Ở Việt Nam, phải đến đầu thế kỉ XX, nền phê bình văn học hiện đại mới chính thức ra đời. Theo Viện sĩ D.X.Likhachev: “Phê bình và nghiên cứu văn học chỉ có thể xuất hiện khi vai trò cá nhân của nhà văn có một tầm quan trọng đặc biệt trong sáng tạo văn học” [74; tr.375]. Nói cách khác, phê bình là hình thức tiếp nhận thể hiện trình độ phát triển cao của nền văn học nghệ thuật. Nó là sản phẩm của nền văn học thành văn, khi văn học nghệ thuật thay thế cho văn học chức năng, sáng tạo cá nhân thay thế cho kiểu sáng tác tập thể và trong sáng tạo nghệ thuật, cái độc đáo không lặp lại, mang ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ được coi trọng hơn mọi thứ phép tắc, luật lệ.

Từ trước đến nay, trong khoa nghiên cứu văn học ở nước ta và trên thế giới, nội hàm ý nghĩa của thuật ngữ “Phê bình văn học” chưa được hiểu một cách thống nhất. Ở nhiều nước phương Tây, phê bình văn học thường được hiểu với hàm nghĩa rộng, bao gồm cả nghiên cứu và lí luận văn học. Trong khi đó, ở Nga và một số nước khác trong đó có Việt Nam, quan niệm phổ biến xem phê bình văn học là một trong ba bộ phận của khoa nghiên cứu văn học cùng với lí luận văn học và lịch sử văn học.

27

Về khái niệm phê bình văn học, trong một số tài liệu đáng tin cậy, chúng tôi thấy cũng có những cách xác định khác nhau. Theo các tác giả cuốn Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2002: “Khái niệm phê bình ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng, là sự đánh giá, xét đoán, là tiếng nói phẩm bình về sáng tác văn nghệ như là phẩm bình một đối tượng cụ thể bằng cái nhìn từ phía bên ngoài” [74; tr 374]. Thống nhất với cách hiểu này, các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 nêu định nghĩa: “Phê bình văn học là sự phán đoán, phẩm bình, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học. Phê bình văn học vừa là hoạt động, vừa là một bộ môn khoa học về văn học. Phê bình văn học vừa tác động tới sự phát triển của văn học, vừa tác động tới độc giả, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho quảng đại quần chúng. Là một môn khoa học, phê bình văn học nhận thức các khuynh hướng vận động của văn học đương đại, tìm kiếm chỗ làm bàn đạp cho văn học đi tới, khám phá những chỗ nghệ thuật có khả năng mở rộng ra một quá trình văn học mới và chỉ ra nhược điểm trong sáng tác so với nhu cầu của thời đại và bản thân văn học” [42; tr.253].

Trong khi đó, nhà lí luận phê bình văn học người Nga Bielinxki lại có một cách định nghĩa khác, nhấn mạnh đến ý nghĩa triết học của phê bình. Ông gọi phê bình là sự tự ý thức của văn học: “Văn học của thời đại nào cũng tự nhận thức về bản thân, và sự tự nhận thức ấy được phản ánh trong phê bình” [74; tr.374]. Còn tác giả R.Wellek và A.Warren trong cuốn Lí luận văn học (Nguyễn Mạnh Cường dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 2009 lại nêu cách hiểu phê bình văn học thông qua việc phân biệt đối tượng của nó với lí luận và lịch sử văn học. Theo Wellek, đối tượng của phê bình văn học là hiện tượng văn học cụ thể, đối tượng của lí luận văn học là tổng thể các hiện tượng văn học, đối tượng của lịch sử văn học là tác giả, tác phẩm văn học trong dòng thời gian [159; tr.62-63].

Có thể thấy rằng, dù là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ thông trong nghiên cứu văn học, song khái niệm phê bình văn học lại được nhận thức theo những cách khác nhau. Tuy vậy, từ những cách diễn giải nội hàm khái niệm, có thể hiểu: phê bình văn học là cách nhận xét, bình phẩm, đánh giá, lí giải, dự đoán văn chương từ một tầm nhìn, góc độ khoa học, xã hội thẩm mĩ nhất định. Nó là hoạt

28

động tự giác, là nhu cầu tất yếu của quá trình văn học, vừa ý thức về cuộc sống, vừa là sự tự ý thức của văn chương. Tự hiểu, tự đánh giá phê phán, tự tìm tòi các quy luật của sáng tác nghệ thuật ngôn từ và hướng đi của nó, tự trình bày sự cảm nhận văn học, phê bình vừa là văn chương, nghệ thuật, vừa là khoa học.

Một phần của tài liệu PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986 (NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG) (Trang 31 -31 )

×