Chức năng đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 112)

5. Bố cục của luận án

4.1. Chức năng đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học

4.1.1. Các quan điểm chỉ đạo

Sứ mệnh của phê bình văn học luôn luôn là phát hiện, thẩm định và quy phạm hoá các giá trị của nền văn học. Song song với đó, phê bình phải chỉ ra những nhược điểm, phê phán và bài trừ những cái cũ, cái lạc hậu, lỗi thời. Mọi nền phê bình văn học đều đề cao chức năng phê phán, bởi phê phán cái cũ để biểu dương cái mới luôn luôn là một quá trình biện chứng với nhau. Nền phê bình văn học cách mạng Việt Nam cũng vậy. Từ khi hình thành, nó đã được xem là một mặt trận đấu tranh của Đảng trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Muốn xây dựng nền văn nghệ dân chủ mới, phục vụ mục đích của cuộc cách mạng, của dân tộc, Đảng giao cho phê bình nhiệm vụ biểu dương những nhân tố mới, tuy nhiên phê bình cũng phải luôn thường trực nhiệm vụ đấu tranh bài trừ những tư tưởng, những trào lưu văn học đối lập với đường lối văn nghệ của Đảng ta.

Năm 1951, trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là

chiến sĩ trên mặt trận ấy” [142; tr.30]. Đã là mặt trận, tức là xác định văn nghệ có

nhiệm vụ đấu tranh. Vậy nhiệm vụ đấu tranh ấy là gì? Tháng 12-1962, trong bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3, Trường Chinh chỉ rõ: “Văn nghệ sĩ, bằng hoạt động văn nghệ và hoạt động xã hội của mình, cần luôn luôn phấn đấu để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng; bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, chống những ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa dân tộc tư sản. Văn nghệ sĩ bao giờ cũng phải giữ thế tiến công chống những tư tưởng phản động và đồi bại của bọn đế quốc và phong

kiến; chống tư tưởng tư sản và tiểu tư sản” [142; tr.242]. Đây là những nhiệm vụ cụ

108

văn học, năm 1948, trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Trường Chinh nhấn mạnh: “Không phải chỉ cần phê bình những khuynh hướng sai lầm về tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của ta mà thôi; phải phê bình và nhất là chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch. Cuộc đấu tranh về văn hoá và tư tưởng không thể tách rời cuộc đấu tranh về chính trị,

quân sự và kinh tế được” [142; tr.95-96]. Đến năm 1951, khi trình bày bản báo

cáo Xây dựng văn nghệ nhân dân Việt Nam tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, Tố

Hữu lại một lần nữa khẳng định: “Trên các cơ quan văn nghệ, các cây bút phê bình của ta phải đả phá một cách kiên quyết và liên tục những ảnh hưởng nguy hại của nghệ thuật tư sản đồi truỵ Âu Mỹ, các thứ chủ nghĩa hình thức làm cho văn nghệ khô héo sức sống, mất bản sắc dân tộc, phải chống khuynh hướng thoát li truyền thống dân tộc, thoát li hiện thực đất nước, cũng như khuynh hướng

phục cổ” [142; tr.376].

Những quan điểm chỉ đạo trên đây cho thấy, do yêu cầu cần phải bảo vệ nền văn học cách mạng còn non trẻ, bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, chức năng đấu tranh tư tưởng của văn học, của phê bình văn học được xác lập một cách đặc biệt. Đó là sự xác lập một cách hoàn toàn chủ động. Nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng mặc nhiên được xem là nhiệm vụ thường trực của nền phê bình văn học cách mạng Việt Nam. Thực tiễn văn học trong suốt chiều dài hơn 40 năm văn học từ 1945 đến thời kì Đổi mới (1986), do những đối lập về mặt ý thức hệ giữa một bên là đường lối văn nghệ theo các quan điểm của chủ nghĩa Marx- Lenin với một bên là các tư tưởng tư sản, trên mặt trận lí luận phê bình đã diễn ra những cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt. Trong những cuộc đấu tranh ấy, tính chiến đấu, tính chất không khoan nhượng của phê bình văn học luôn được đề cao. Hơn nữa, hoàn cảnh chiến tranh lại càng mài sắc thêm các mâu thuẫn trong ý thức hệ, làm cho các cuộc phê bình thảo luận về văn học dễ trượt về phía đấu tranh địch – ta, cách mạng – phản cách mạng trên mặt trận tư tưởng. Điều này âu cũng là lẽ tự nhiên, bởi bất kì nền chuyên chính nào cũng luôn tìm cách để xác định vị trí độc tôn duy nhất của nó.

109

Một phần của tài liệu Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)