Nguyên tắc thực hiện các chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 118)

IV Các tranh luận về hiệu quả của chính sách tài khố 1 Hiệu quả của CSTK qua phân tích IS-LM

1.3.Nguyên tắc thực hiện các chính sách tiền tệ

1. Chính sách tiền tệ

1.3.Nguyên tắc thực hiện các chính sách tiền tệ

1.3.1 Khi nền kinh tế cĩ lạm phát cao

1.3.1.1 Sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc:

Cơ chế hoạt động của cơng cụ dự trữ bắt buộc là nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên làm cho khả năng cho vay và khả năng thanh tốn của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đĩ tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Như vậy cơng cụ dự trữ bắt buộc mang tính hành chính, áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để cắt “cơn sốt” lạm phát, khơi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các cơng cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để cĩ thể đảm trách việc điều hịa mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Bên cạnh mặt mạnh, cơng cụ này cũng bộc lộ nhược điểm của nĩ. Đĩ là nĩ quá nhạy cảm đối với lượng cung tiền, nĩ làm cho khối lượng tiền thay đổi rất lớn và khĩ kiểm sốt. Một bất lợi nữa đĩ là khi sử dụng cơng cụ này để kiểm sốt cung ứng tiền tệ cĩ thể sẽ gây nên vấn đề về thanh khoản ngay đối với những ngân hàng cĩ dự trữ vượt mức quá thấp. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc khơng ngừng cũng gây nên tình trạng khơng ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy việc sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc để kiểm sốt lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, cĩ nền kinh tế ổn định.

1.3.1.2 Sử dụng cơng cụ tái chiết khấu

Một phương thức mà ngân hàng trung ương sử dụng để kiềm chế lạm phát đĩ là cơng cụ tái chiết khấu. Đây là phương thức mà ngân hàng trung ương đưa tiền vào lưu thơng, thực hiện vai trị người cho vay cuối cùng. Thơng qua việc tái chiết khấu các giấy tờ cĩ giá, ngân hàng trung ương đã tạo ra cơ sở đầu tiên thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc tạo tiền, đồng thời khai thơng thanh khoản. Nĩ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều khiển khối lượng tiền và điều hành chính sách tiền tệ. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các ngân hàng cũng phải nâng lãi suất tín dụng của mình để khơng bị lỗ vốn. Do lãi suât tín dụng tăng lên, cầu về tín dụng sẽ giảm, kéo theo giảm cầu về tiền tệ (nhu cầu giữ tiền của nhân dân giảm đi). Do đĩ đầu tư giảm làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phá giảm). Ở Hoa Kỳ hay các nước cĩ nền cơng nghiệp phát triển, cơng cụ để thực hiện tái chiết khấu là thương phiếu hoặc các loại tín phiếu. Khi ngân hàng trung ương ấn định lãi suất chiết khấu tại một mức nào đĩ sẽ xảy ra biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu vì khi đĩ lãi suất cho vay thay đổi. Những biến động này dẫn tới việc thay đổi ngồi ý muốn trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đĩ thay đổi trong cung ứng tiền tệ làm cho việc kiểm sốt cung ứng tiền tệ vất vả hơn. Đây chính là chạn chế của cơng cụ này trong việc kiềm sốt lạm phát.

1.3.1.3 Sử dụng cơng cụ nghiệp vụ thị truờng mở

Nếu như cơng cụ tái chiết khấu là cơng cụ thụ động của ngân hàng trung ương, tức là ngân hàng trung ương phải chờ ngân hàng thương mại đang cần vốn đưa ra thương phiếu, kỳ phiếu… đến để xin tái cấp vốn thì cĩ một cơng cụ chủ mà ngân hàng trung ương chủ động sử dụng để điều khiển khối lượng tiền, qua đĩ kiểm sốt lạm phát, đĩ chính là cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở. Qua cơng cụ này, ngân hàng trung ương chủ động phát hành tiền đưa vào lưu thơng hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thơng bằng cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động trước hết đến khối lượng tiền tệ trong quỹ dự trữ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng của các tổ chức này, qua đĩ điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ. Như đã đề cập trước, chúng ta biết rằng khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát, do đĩ việc thay đổi cung tiền sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương điều khiển cả khối lượng tiền tệ lẫn lãi suất tín dụng thơng qua “giá cả” mua bán trái phiếu. Tất cả những cuộc can thiệp vào khối lượng tiền tệ bằng cơng cụ thị trường mở dường như diễn ra lặng lẽ và vơ hình, khơng hề cĩ “sự can thiệp thơ bạo”, điều khiển mạnh mà khơng chứa đựng một chút “mệnh lệnh hành chính” nào. Đây là cơng cụ vơ cùng linh hoạt, khi cĩ sai lầm trong việc tiến hành ngân hàng trung ương cĩ thể nhanh

chĩng đảo ngược lại ngay lập tức bằng cách mua bán trái phiếu. Đây là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định kinh tế nĩi chung và ổn định lạm phát nĩi riêng. Nhưng để sử dụng cơng cụ này địi hỏi quốc gia phải cĩ một thị trường tài chính đủ mạnh và ổn định mà điều này ở Việt Nam chưa đáp ứng được.

1.3.1.4 Sử dụng cơng cụ lãi suất

Lãi suất là một cơng cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Nĩ được áp dụng nhất quán trong lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tùy theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy ta cĩ thể thấy lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, khi cĩ lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tiền gửi làm cho cá nhân và doanh nghiệp sẽ đem tiền đầu tư vào ngân hàng (gửi tiền vào ngân hàng) cĩ lợi hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đĩ cầu tiền giảm làm cho tổng cầu giảm dẫn tới giảm giá. Như chúng ta biết rằng, in=ii+ir trong đĩ in là lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực tế, ii là tỷ lệ lạm phát. Khi cĩ lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây là việc làm tăng lãi suất danh nghĩa (để duy trì lãi suất thực dương) qua đĩ mới tạo tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Một cách dễ hiểu, khi lãi suất huy động cao thì người dân cĩ xu hướng gửi tiền vào ngân hàng dẫn tới khối lượng tiền trong lưu thơng giảm gĩp phần hạ tỷ lệ lạm phát. Ngân hàng thương mại mua tín phiếu của ngân hàng nhà nước với lãi suất kinh doanh cĩ lãi thì sẽ giảm được khối lượng tín dụng. Khi lãi suất huy động cao thì đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng cao làm nản lịng các nhà đầu tư vì kinh doanh bằng vốn vay ngân hàng khơng cĩ lợi nhuận. Như vậy, việc dùng cơng cụ lãi suất cĩ thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của ngân hàng thương mại để đạt được mục đích của chính sách tiền tệ (ổn định tỷ lệ lạm phát). Trong việc kiểm sốt lạm phát, đây là cơng cụ cổ điển, các nước ngày càng ít sử dụng hơn.

1.6.1.5 Sử dụng cơng cụ hạn mức tín dụng

Bên cạnh những cơng cụ trên thì hạn mức tín dụng cũng được ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm sốt lạm phát. Cơng cụ này cĩ tác dụng như một rào chắn khơng để cho khối lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại vượt quá mức cho phép từ đĩ bảo đảm mức lạm phát đã được phê duyệt. Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng trung ương cĩ thể cung ứng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong thời kỳ nhất định phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Khi hạn mức tín dụng giảm, dẫn tới cung tiền giảm do đĩ tổng đầu tư giảm làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng là giá giảm (lạm phát giảm). Với mục tiêu ổn định đồng tiền và chống lạm phát thì cơng cụ hạn mực tín dụng là cần thiết. Song việc sử dụng cơng cụ hạn mức tín dụng cũng là vấn đề khĩ khăn khơng nhỏ cho ngân hàng thương mại. Tiền gửi của nhân dân khơng thể thu nhận hàng ngày hàng giờ, và nếu nhận tiền gửi mà khơng cho vay thì chẳng khác nào cĩ đầu vào mà khơng cĩ đầu ra bởi vì đầu ra bị bế tắc bởi hạn mức tín dụng. Việc xác định hạn mức tín dụng là rất cần thiết, để thực hiện mục tiêu chống lạm phát. Song nĩ cũng cĩ những mặt trái gây khĩ khăn cho ngân hàng thương mại, chính vì vậy cần cĩ những giải pháp khắc phục những khĩ khăn đĩ.

1.3.2 Khi nền kinh tế suy thối

Khi nền kinh tế suy thối ngân hàng trung uơng sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Đây là chính sách làm tăng lượng cung tiền và qua đĩ giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng khi nền kinh tế rơi vào suy thối.

Như ta đã biết Ngân hàng trung ương cĩ nhiều cơng cụ để thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế bao gồm: thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng và quản lý khung lãi suất. Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng Ngân hàng trung ương cĩ thể kết hợp các cơng cụ trên tác động tới lượng cung tiền, qua đĩ sẽ làm thay đổi lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn. Việc thực hiện cụ thể các cơng cụ như sau:

- Thị trường mở: Ngân hàng trung ương sẽ chủ động mua chứng khốn với ngân hàng hoặc các

tổ chức tài chính khác để tăng lượng cung tiền.

- Lãi suất chiết khấu: bằng việc giảm lãi suất chiết khấu (đối với thương phiếu) và tăng hạn

mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Ngân hàng trung ương sẽ khuyết khích việc đi vay của các Ngân hàng thương mại và qua đĩ làm tăng lượng cung tiền.

- Tỷ lệ dự trự bắt buộc: việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền tệ, qua đĩ làm

tăng lượng cung tiền.

- Hạn mức tín dụng: đây là cơng cụ mang nặng tính hành chính và thường được sử dụng ở các

nước đang phát triển. Khi Ngân hàng trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho vay và qua đĩ làm tăng lượng cung tiền.

- Quản lý khung lãi suất: việc quy định khung lãi suất (huy động, cho vay) mang nặng tính

hành chính và cĩ nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết Ngân hàng trung ương cĩ thể sử dụng cơng cụ này. Bằng cách quy định khung lãi suất thấp sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất của nền kinh tế cũng như khuyến khích việc đi vay của doanh nghiệp.

Tĩm lại thơng qua việc sử dụng các cơng cụ như trên Ngân hàng trung ương sẽ tác động tới lượng cung tiền và qua đĩ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư và làm tăng tổng cầu. Từ đĩ sẽ làm tăng sản lượng và nền kinh tế tăng trưởng.

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 118)