Các dạng của chính sách tiền tệ và ưu, nhược điểm

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 113)

IV Các tranh luận về hiệu quả của chính sách tài khố 1 Hiệu quả của CSTK qua phân tích IS-LM

1. Chính sách tiền tệ

1.1. Các dạng của chính sách tiền tệ và ưu, nhược điểm

Trong thực tế, việc điều hành chính sách tiền tệ thường được thực hiện dưới những dạng sau:

1.1.1 Chiến lược tổng cung tiền

Nội dung của chiến lược này là Ngân hàng trung ương sẽ thơng báo về mức tăng trưởng cung tiền cụ thể và cố gắng đạt được mục tiêu này thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ như đã đề cập phần lý thuyết trên. Chiến lược tổng cung tiền bao gồm 3 yếu tố:

+ Độ tin cậy của việc truyền tải thơng tin qua tổng cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ. + Việc cơng bố tổng cung tiền mục tiêu.

+ Khả năng loại trừ những yếu tố gây nhiều lớn và cĩ hệ thống từ việc xác định tổng cung tiền mục tiêu.

Ưu điểm:

Ngân hàng trung ương sẽ cơng bố số liệu về tổng lượng cung tiền hàng tuần giúp cho người dân và doanh nghiệp cĩ thể nắm bắt thơng tin nhanh chĩng về việc các nhà điều hành đang cố gắng kiểm sốt lượng cung tiền để hạn chế lạm phát. Điều này sẽ làm giảm lạm phát kỳ vọng của người dân và kéo theo lạm phát giảm. Hơn nữa việc này cịn thúc đẩy nhà điều hành cĩ trách nhiệm với mục tiêu kiểm sốt tổng cung tiền mà mình đưa ra.

Nhược điểm:

Tuy nhiên hiệu quả của chính sách tổng cung tiền chỉ phát huy khi mục tiêu những mục tiêu như lạm phát hoặc thu nhập doanh nghĩa cĩ mối liên hệ chặt chẽ với tổng cung tiền mục tiêu. Mối mối liên hệ này yếu thì chiến lược này sẽ vơ hiệu. Thật vậy, việc thực hiện tổng cung tiền mục tiêu sẽ khơng tác động tới những mục tiêu như lạm phát hoặc thu nhập danh nghĩa. Như vậy dân chúng sẽ khơng thể thấy những dấu hiệu của việc cam kết thực hiện chính sách tiền tệ như mong đợi và qua đĩ lạm phát kỳ vọng khơng giảm Ngân hàng trung ương sẽ khĩ đạt được mục tiêu của mình.

1.1.2 Chiến lược mục tiêu lạm phát

Như ta đã thấy hạn chế của chính sách tổng cung tiền là khi mối liên hệ giữa tổng cung tiền và các mục tiêu khác như lạm phát khơng mạnh mẽ thì việc tác động tổng cung tiền sẽ ít tác động tới tỷ lệ lạm phát. Do đĩ, chiến lược lạm phát mục tiêu sẽ khắc phục được nhược điểm

này. Ngân hàng trung ương sẽ cơng bố chỉ số lạm phát cụ thể và dùng các cơng cụ tài chính của mình để thực hiện mục tiêu lạm phát đĩ. Trong đĩ, chiến lược này bao gồm các yếu tố sau: + Thơng báo mục tiêu lạm phát cụ thể trong một khoảng thời gian cần thiết.

+ Cam kết nỗ lực thực hiện mục tiêu này .

+ Ngân hàng trung ương phải cho thấy rằng mình sẵn sàng bỏ qua hoặc sử dụng mục tiêu khác như tổng cung tiền để nhằm thực hiện chiến lược tiền tệ này.

+ Minh bạch hĩa việc thực hiện chính sách tiền tệ này thơng qua truyền tải thơng tin về kế hoạch và mục tiêu của nhà điều hành tới dân chúng và thị trường.

+ Tăng trách nhiệm Ngân hàng trung ương về việc thực hiện lạm phát mục tiêu.

Ưu điểm:

+ Với chính sách lạm phát mục tiêu sẽ khắc phục được nhược điểm của chính sách tổng cung tiền như trên.

+ Một ưu điểm khác của chiến lược này là tính minh bạch của nĩ cao hơn so với chính sách tổng cung tiền bởi vì mối liên hệ giữa việc gia tăng tổng cung tiền và tỷ lệ lạm phát luơn biến động khĩ nhận thấy dễ dàng và do đĩ làm giảm tính chính xác của chính sách tổng cung tiền. + Bên cạnh đĩ chính sách này cũng gia tăng trách nhiệm của Ngân hàng trung ương trong việc

kiểm sốt lạm phát dài hạn, duy trì tỷ lệ tăng trưởng và thất nghiệp hợp lý. Và qua đĩ cĩ dễ dàng đánh giá được việc liệu Ngân hàng trung ương cĩ làm tốt nhiệm vụ của mình hay khơng.

Nhược điểm:

+ Độ trễ: bởi vì Ngân hàng trung ương khơng thể trực tiếp tác động tới lạm phát như là lượng

cung tiền do đĩ khi Ngân hàng trung ương điều chỉnh lượng cung tiền bằng các cơng cụ thì nĩ luơn tồn tại một khoảng thời gian để các cơng cụ này phát huy tác dụng. Khoảng thời gian này được gọi là độ trễ. Kết quả là dân chúng và thị trường chưa thể thấy các dấu hiệu về việc cam kết thực hiện chính sách này và làm giảm độ tin cậy của chính sách. Tuy nhiên khĩ khăn trong việc chuyển tải những dấu hiệu này cũng bắt gặp trong chính sách tổng cung tiền và khĩ cĩ thể nĩi rằng chính sách tổng cung tiền tốt hơn chính sách lạm phát mục tiêu về vấn đề này.

+ Quá cứng nhắc: việc đặt ra tỷ lệ lạm phát cụ thể bị coi là quá cứng nhắc khi mà nền kinh tế

luơn biến đổi và luơn xảy ra những tình huống bất ngờ. Tuy nhiên việc đặt ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu tạo ra sự kỷ luật đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà điều hành và qua đĩ cĩ thể kiểm sốt, nhận xét về việc điều hành chính sách tiền tệ. Hơn nữa tỷ lệ lạm phát cụ thể khơng nhất thiết phải cố định mà cĩ thể được điều chỉnh qua từng thời kỳ để phù hợp với tình hình thực tế.

+ Ảnh hưởng tới sản lượng tiềm năng: một số nhà kinh tế cho rằng việc đặt ra tỷ lệ lạm phát

mục tiêu thường dẫn tới việc hạn chế lượng cung tiền để kiểm sốt lạm phát và điều này tác động lớn đến sự tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều nhà hoạch định chiến lược này rất chú trọng tới sản lượng và đề ra mục tiêu lạm phát phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng (New Zealand 1.5%, Canada 2%). Bên cạnh đĩ việc đặt ra mục tiêu lạm phát phù hợp cịn cĩ tác dụng ngăn ngừa giảm phát – nhân tố gây ra sự trì trệ kinh tế Nhật Bản gần cả thập kỷ. Cuối cùng, việc thực hiện chiến lược lạm phát mục tiêu khơng cĩ nghĩa là Ngân hàng trung ương bỏ qua các mục tiêu ổn định khác như là thất nghiệp, sản lượng. Thật vậy, Ngân hàng trung ương hồn tồn cĩ thể tác động để đạt được những mục tiêu ngắn hạn khi thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu dài hạn.

+ Tỷ lệ tăng trưởng thấp: việc thực hiện chiến lược lạm phát mục tiêu cĩ thể dẫn tới tỷ lệ tăng

trưởng thấp. Mặc dù việc đặt mức lạm phát mục tiêu thấp cĩ thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng trong ngắn hạn. Nhưng khi Ngân hàng trung ương đã kiềm chế được lạm phát thì lúc đĩ nền kinh tế sẽ lấy lại đà tăng trưởng và điều này khơng tác động tiêu cực tới nền kinh tế vì lạm phát đã được loại bỏ.

1.1.3 Chiến lược chính sách tiền tệ ngầm (hay chính sách tiền tệ linh hoạt)

Dưới triều đại Alan Greenpan, nền kinh tế Hoa Kỳ đã rất phát triển cho tới khi khủng hoảng tài chính dưới chuẩn xảy ra. Trong suốt thời gian đĩ, FED khơng sử dụng những chiến lược

tổng cung tiền hay lạm phát mục tiêu hay chính sách tiền tệ cơng khai nào. Thay vào đĩ, FED sẽ kiểm sốt lạm phát dài hạn bằng cách theo dõi tín hiệu thị trường để dự đốn tỷ lệ lạm phát và thực hiện những chính sách cần thiết để kiểm sốt tỷ lệ lạm phát này.

Như đã phân tích chính sách tiền tệ bao giờ cũng cĩ độ trễ nhất định và đối với một nền kinh tế quy mơ lớn như Hoa Kỳ độ trễ cĩ thể là 1 hoặc 2 năm. Do đĩ, Ngân hàng trung ương khơng thể điều chỉnh lượng cung tiền rồi ngồi chờ tác động của nĩ. Và nếu như đốm lửa lạm phát đã bắt đầu nhen nhĩm thì việc thực hiện chính sách tiền tệ đã quá muộn màng để dập tắt đám lửa này. Do đĩ, Ngân hàng trung ương phải dự đốn và hành động trước khi lạm phát bắt đầu.

Ưu điểm:

+ Với cách thức “thích là làm” này, Ngân hàng trung ương khơng bị lệ thuộc bởi mối quan hệ giữa lượng cung tiền và lạm phát như chiến lược tổng cung tiền. Hơn nữa Ngân hàng trung ương cịn cĩ thể thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng mà khơng phải bị ràng buộc phải đặt ra tỷ lệ lạm phát thích hợp.

Nhược điểm:

+ Tuy nhiên, chiến lược này cĩ một nhược điểm là thiếu sự minh bạch. Vì Ngân hàng trung ương khơng cho cơng chúng thấy ý định của mình nên dân chúng và thị trường thường suy đốn về hành động của Ngân hàng trung ương. Việc thiếu thơng tin này dẫn đến nhiều yếu tố khơng chắc chắc trong tương lai của chính sách tiền tệ và các nhà đầu tư, doanh nghiệp và doanh chúng khĩ hành động trong mơi trường thiếu minh bạch này. Hơn nữa đối vơi một nước tự cho là dân chủ nhất hành tinh như Hoa Kỳ thì việc này làm Quốc Hội khĩ kiểm sốt và bắt FED chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

+ Nhược điểm nữa của chiến lược này là nĩ phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm cũng như đạo đức của những người chịu trách nhiệm trong Ngân hàng trung ương.

+ Cuối cùng, việc hành động trong im lặng của Ngân hàng trung ương đặt câu hỏi về sự độc lập của Ngân hàng trung ương với Chính phủ. Với sức ép chính trị và quyền lực, Chính phủ cĩ thể gia tăng sức ép lên chính sách của Ngân hàng trung ương để tác động tới lợi ích của người cầm quyền.

Một phần của tài liệu ÔN THI MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CÓ ĐÁP ÁN (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w