Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 55)

Để phục vụ công việc nghiên cứu, ma trận các yếu tố bên ngoài được tác giả tiến hành bằng cách gửi bảng câu hỏi phỏng vấn xin ý kiến 10 chuyên gia9. Các kết quả được thể hiện ở các phụ lục đính kèm:

Kết quả phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 2.1) Kết quả phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 2.2)

Từ kết quả thu được Bước 1 và bước 2 ta đưa vào ma trận EFE

Thực tế chỉ ra rằng, bất kể số các cơ hội chủ yếu và nguy cơ được bao gồm trong ma trận EFE, tổng số điểm quan trọng cao nhất của một doanh nghiệp có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,010. Trong trường hợp của Công ty, tổng số điểm quan trọng mà Công ty đạt được là 2,61 cao hơn mức 2,5 trung bình. Con số này thể hiện chiến lược hiện tại của Công ty phản ứng trên trung bình với những tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, có nhiều cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng và thực sự chiến lược Công ty hiện nay chưa tận dụng/ né tránh tốt. Vì thế, Công ty cần phải nỗ lực cải thiện chiến lược hiện tại để có thể tận dụng tối đa các cơ hội từ bên ngoài tình trạng dân số tăng, phát tiển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,…, đồng thời phải nhạy bén, kịp thời ứng phó với sự đe dọa hay các nguy cơ từ bên ngoài như giá bán bị chi phối bởi sự điều tiết của chính phủ, Vật tư, linh kiện thường được bán ở các tỉnh, thành phố lớn. sự thay đổi của thời tiết, nhân lực bị thu hút về các tỉnh thành phố lớn,… tác động đến Công ty.

9

Các chuyên gia được lựa chọn là lãnh đạo của PCHG và Sở Công Thương của tỉnh.

10

Tổng điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng rất tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Tổng số điểm quan trọng là

Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của PCHG

STT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 0,11 3 0,33 2 Dân số tăng dẫn đến tiêu thụ điện gia tăng 0,11 3 0,33 3 Sự thay đổi trong quan điểm về mức sống 0,11 3 0,33 4 Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 0,10 3 0,30 5 Đổi mới chính sách và đổi mới quản lý ngành điện 0,09 3 0,27

6 Sức mua lớn, tập trung 0,09 3 0,24

7 Giá bán chịu sự điều tiết bởi chính phủ 0,12 2 0,18 8 Vật tư, linh kiện thường được bán ở các tỉnh, thành

phố lớn 0,10 2 0,20

9 Sự thay đổi bất thường của thời tiết 0,08 2 0,16 10 Nhân lực có chất lượng bị thu hút về các tỉnh, thành

phố lớn 0,09 2 0,18

Tổng 1,00 2,61

(Nguồn: tổng hợp đánh giá từ phương pháp chuyên gia, 2012)

1,0 cho thấy chiến lược mà doanh nghiệp đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc né tránh các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

Chương 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẬU GIANG 3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 tách tỉnh Cần Thơ thành hai đơn vị hành chính mới là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Căn cứ vào Quyết định đó, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là EVN) đã ban hành quyết định số 45/QĐ - EVN-HĐQT ngày 20/02/2004 về việc thành lập Điện lực Hậu Giang trực thuộc Công ty Điện lực 2 (nay là Tông Công ty Điện lực Miền Nam).

Điện lực Hậu Giang ra đời trên cơ sở được nâng cấp từ Điện lực Vị Thanh và việc điều động một số cán bộ chủ lực từ Điện lực Cần Thơ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/7/2004.

Ngày 14/4/2010 EVN đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-EVN về việc đổi tên các Điện lực trực thuộc SPC. Theo đó Điện lực Hậu Giang chính thức đổi tên thành Công ty Điện lực Hậu Giang các Điện lực trực thuộc được nâng cấp lên thành Điện lực cấp huyện đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động.

3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Công ty

Chức năng nhiệm vụ

- Công nghiệp điện năng: sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng;

- Quản lý, vận hành, sửa chữa: nguồn điện; đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV;

- Chế tạo và sửa chữa: nguồn điện; đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV; - Chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; gia công các loại cơ khí và phụ kiện;

- Xây lắp đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV; - Kinh doanh vật tư, thiết bị điện;

- Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện có cấp điện áp đến 35kV;

- Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV;

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; - Kiểm định phương tiện đo;

- Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông;

- Kinh doanh thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông và thiết bị công nghệ thông tin; - Xây lắp và giám sát các công trình viễn thông công cộng;

- Kinh doanh khách sạn;

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;

- Lắp đặt truyền hình cáp; dịch vụ viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế), dịch vụ thuê kênh;

- Quảng cáo thương mại;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa ô tô, đường thủy nội địa; Kinh doanh vận tải biển; Dịch vụ thi công cơ giới;

- Đại lý bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê mặt bằng, văn phòng; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Tính chất hoạt động

- PCHG có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Tổng Giám đốc SPC.

- Hiện tại hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký số 0300942001-035 ngày 04/5/2010, đăng ký Điện lực trực thuộc doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc vào SPC.

- Bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thỏa đáng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể theo kết quả đạt được trong khuôn khổ Nhà Nước quy định.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chế độ một thủ trưởng.

- Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà Nước.

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch SPC giao, PCHG đã nỗ lực phấn đấu, phát huy tính năng động và nội lực của bản thân, ra sức thực hành tiết kiệm nên đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các mặt, đặc biệt trong công tác đảm bảo chất lượng cung cấp điện và dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty:

Tất cả các phòng ban, điện lực trong Công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của SPC. Lãnh đạo Công ty sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để dễ thực hiện các mục tiêu của các cấp lãnh đạo.

Ngày nay do tính chất xã hội hoá ngày một cao, trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc nên vai trò của quản lý rất được coi trọng. Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ quản lý của doanh nghiệp theo những bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm việc để đạt mục đích chung.

Hệ thống tổ chức của PCHG được thiết kế theo mô hình trực tuyến - chức năng. Giám đốc: do EVN bổ nhiệm, điều hành PCHG theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước SPC, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty. Giám đốc có quyền quản lý lực lượng lao động trong toàn doanh nghiệp, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với cán bộ công nhân viên chức trong Công ty.

Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc kỹ thuật: do Tổng Giám đốc SPC bổ nhiệm, chỉ đạo mọi công việc thuộc lĩnh vực phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc PCHG.

Các phòng chuyên môn: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện những nội dung công việc thuộc chức năng của mình, có thể thực hiện một số ủy quyền của Giám đốc.

Phòng Tổ chức lao động - Hành chánh - Thanh tra Bảo vệ pháp chế: là đơn vị giúp Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy hoạt động của Điện lực, quản lý lao động, tiền lương, đào tạo, cán bộ, công nhân viên. Tham gia ý kiến điều động bố trí nhân sự, giúp Giám đốc ký hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

Quản trị hành chánh, y tế, vệ sinh môi trường, thi đua, tuyên truyền trong toàn Công ty Điện lực.

Tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh tra bảo vệ, nắm vững tình hình, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đề xuất với Giám đốc giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến công tác của mình. Tổ chức thực hiện các mặt công tác thanh kiểm tra, bảo vệ theo luật định,…

Phối hợp với các phòng ban chức năng lập kế hoạch thanh kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, công tác pháp chế, bảo vệ tại các đơn vị trực thuộc.

Kết hợp với các phòng ban, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho Giám đốc và các đơn vị liên quan,…

Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật-Vật tư: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện, quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho hoạt động của đơn vị.

Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, EVN, SPC về công tác kế hoạch thống kê, quản lý kỹ thuật, quản lý vật tư,…

Phòng Kỹ thuật an toàn-Bảo hộ lao động : đảm trách công tác kiểm tra & giám sát KTAT & BHLĐ (KTAT-BHLĐ) trong đó có nội dung về môi trường, hình thành một hệ thống chỉ đạo về nghiệp vụ từ PCHG đến các Điện lực. Phòng KTAT- BHLĐ Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật và chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng KTAT-BHLĐ SPC,…

Phòng Quản lý xây dựng: phòng Quản lý xây dựng PCHG là đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo PCHG và kiểm tra việc tổ chức thực hiện về các mặt quản lý xây dựng đúng quy định của Nhà Nước, của ngành Điện và đạt hiệu quả kinh tế cao,…

Phòng Tài chính kế toán: là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán đúng với các chế độ, chính sách và quy định về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty và đặc điểm sản xuất kinh doanh của PCHG.

Phòng viễn thông - Công nghệ thông tin: là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc PCHG chỉ đạo quản lý, điều hành các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông của Công ty,…

Phòng điều độ: là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp cho Ban Giám đốc chỉ huy vận hành toàn bộ mạng lưới điện từ 35kV trở xuống theo quy phạm, quy trình của ngành điện. Lập phương thức vận hành lưới điện phân phối và quản lý hệ thống thông tin liên lạc trong Công ty,…

Phòng kinh doanh: tham mưu cho Giám đốc về công tác kinh doanh điện năng trong toàn Công ty Điện lực.

Thực hiện công tác kinh doanh điện năng tại khu vực trung tâm Công ty Điện lực bao gồm: Trung tâm Tp. Vị Thanh và các khu vực phụ cận.

Tổ chức công tác ghi điện, thu ngân.

Tổ chức công tác quản lý khách hàng gồm: Ký kết hợp đồng mua bán điện, phân tích kết quả kinh doanh, nâng cao giá bán điện bình quân.

Tổ chức quản lý điện kế và quản lý phụ tải.

Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng điện theo hợp đồng mua bán.

Tham mưu cho Giám đốc về các ứng dụng tin học vào quản lý công tác kinh doanh điện năng,…

Phân xưởng cơ điện: là một đơn vị trực tiếp sản xuất phục vụ các yêu cầu của các đơn vị trực thuộc trong sản xuất kinh doanh điện năng và phục vụ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện về điện kế, thí nghiệm điện, gia công cơ khí và trụ điện hạ thế,…

Ban Quản lý dự án: là một bộ phận trực thuộc PCHG, chế độ làm việc kiêm nhiệm – chuyên trách, không được phép mở tài khoản riêng và giao dịch với các đơn vị, giúp việc cho Giám đốc SPC thực hiện công tác đầu tư xây dựng và công tác sửa chữa lớn.

Điện lực trực thuộc: PCHG có 5 Điện lực trực thuộc đó là Điện lực Tp. Vị Thanh, Điện lực Châu Thành A, Điện lực Long Mỹ, Điện lực Châu Thành, Điện lực Thị xã Ngã Bảy.

Các Điện lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương.

Là đơn vị có cơ sở thực hiện chức năng kinh doanh điện năng, quản lý vận hành các thiết bị điện ở khu vực được phân chia.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Điện lực Hậu Giang (Phụ lục 3.1) 3.1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010

Trong những năm qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang giữ ở mức khá, nhu cầu tiêu thụ điện trong tỉnh tăng cao. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn đến nguồn điện thiếu trầm trọng. Ngoài ra, tình hình cung cấp điện gặp nhiều khó khăn như điện thương phẩm tăng thấp, từ đó ảnh hưởng không ít đến tình hình chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình, toàn thể cán bộ nhân viên của PCHG đã đoàn kết, quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn, tận dụng những lợi thế hiện có, thực hành tiết kiệm chi phí, cụ thể được thể hiện qua:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010 Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/(-) % +/(-) % +/(-) % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 262.566 359.205 236.416 286.619 96.639 36,81 - 122.789 - 34,18 50.203 21,24 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 262.566 359.205 236.416 286.619 96.639 36,81 - 122.789 - 34,18 50.203 21,24 4 Giá vốn hàng bán 159.511 229.872 42.515 67.046 70.361 44,11 - 187.357 - 81,50 24.531 57,70 5 Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ 103.054 129.333 193.901 229.573 26.279 25,50 64.568 49,92 35.672 18,40

6 Doanh thu hoạt

động tài chính 3.971 6.818 214 348 2.847 71,69 - 6.604 - 96,86 134 62,62 7 Chi phí tài chính 8 Chi phí bán hàng 20.126 24.690 22.476 19.110 4.564 22,68 - 2.214 - 8,97 -20.565 -91,50 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.524 13.668 10.331 11.618 3.144 29,87 - 3.337 - 24,41 1.287 12,46 10 Lợi nhuận thuần

Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/(-) % +/(-) % +/(-) % kinh doanh 11 Thu nhập khác 190 1.366 182 168 1.176 618,95 - 1.184 - 86,68 -14 -7,69

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 55)