Tất cả các phòng ban, điện lực trong Công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của SPC. Lãnh đạo Công ty sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để dễ thực hiện các mục tiêu của các cấp lãnh đạo.
Ngày nay do tính chất xã hội hoá ngày một cao, trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc nên vai trò của quản lý rất được coi trọng. Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ quản lý của doanh nghiệp theo những bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm việc để đạt mục đích chung.
Hệ thống tổ chức của PCHG được thiết kế theo mô hình trực tuyến - chức năng. Giám đốc: do EVN bổ nhiệm, điều hành PCHG theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước SPC, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty. Giám đốc có quyền quản lý lực lượng lao động trong toàn doanh nghiệp, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với cán bộ công nhân viên chức trong Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc kỹ thuật: do Tổng Giám đốc SPC bổ nhiệm, chỉ đạo mọi công việc thuộc lĩnh vực phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc PCHG.
Các phòng chuyên môn: Có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện những nội dung công việc thuộc chức năng của mình, có thể thực hiện một số ủy quyền của Giám đốc.
Phòng Tổ chức lao động - Hành chánh - Thanh tra Bảo vệ pháp chế: là đơn vị giúp Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy hoạt động của Điện lực, quản lý lao động, tiền lương, đào tạo, cán bộ, công nhân viên. Tham gia ý kiến điều động bố trí nhân sự, giúp Giám đốc ký hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Quản trị hành chánh, y tế, vệ sinh môi trường, thi đua, tuyên truyền trong toàn Công ty Điện lực.
Tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh tra bảo vệ, nắm vững tình hình, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đề xuất với Giám đốc giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến công tác của mình. Tổ chức thực hiện các mặt công tác thanh kiểm tra, bảo vệ theo luật định,…
Phối hợp với các phòng ban chức năng lập kế hoạch thanh kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, công tác pháp chế, bảo vệ tại các đơn vị trực thuộc.
Kết hợp với các phòng ban, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm cho Giám đốc và các đơn vị liên quan,…
Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật-Vật tư: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện, quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho hoạt động của đơn vị.
Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, EVN, SPC về công tác kế hoạch thống kê, quản lý kỹ thuật, quản lý vật tư,…
Phòng Kỹ thuật an toàn-Bảo hộ lao động : đảm trách công tác kiểm tra & giám sát KTAT & BHLĐ (KTAT-BHLĐ) trong đó có nội dung về môi trường, hình thành một hệ thống chỉ đạo về nghiệp vụ từ PCHG đến các Điện lực. Phòng KTAT- BHLĐ Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật và chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng KTAT-BHLĐ SPC,…
Phòng Quản lý xây dựng: phòng Quản lý xây dựng PCHG là đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo PCHG và kiểm tra việc tổ chức thực hiện về các mặt quản lý xây dựng đúng quy định của Nhà Nước, của ngành Điện và đạt hiệu quả kinh tế cao,…
Phòng Tài chính kế toán: là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán đúng với các chế độ, chính sách và quy định về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, Tập đoàn, Tổng Công ty và đặc điểm sản xuất kinh doanh của PCHG.
Phòng viễn thông - Công nghệ thông tin: là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc PCHG chỉ đạo quản lý, điều hành các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông của Công ty,…
Phòng điều độ: là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp cho Ban Giám đốc chỉ huy vận hành toàn bộ mạng lưới điện từ 35kV trở xuống theo quy phạm, quy trình của ngành điện. Lập phương thức vận hành lưới điện phân phối và quản lý hệ thống thông tin liên lạc trong Công ty,…
Phòng kinh doanh: tham mưu cho Giám đốc về công tác kinh doanh điện năng trong toàn Công ty Điện lực.
Thực hiện công tác kinh doanh điện năng tại khu vực trung tâm Công ty Điện lực bao gồm: Trung tâm Tp. Vị Thanh và các khu vực phụ cận.
Tổ chức công tác ghi điện, thu ngân.
Tổ chức công tác quản lý khách hàng gồm: Ký kết hợp đồng mua bán điện, phân tích kết quả kinh doanh, nâng cao giá bán điện bình quân.
Tổ chức quản lý điện kế và quản lý phụ tải.
Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng điện theo hợp đồng mua bán.
Tham mưu cho Giám đốc về các ứng dụng tin học vào quản lý công tác kinh doanh điện năng,…
Phân xưởng cơ điện: là một đơn vị trực tiếp sản xuất phục vụ các yêu cầu của các đơn vị trực thuộc trong sản xuất kinh doanh điện năng và phục vụ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện về điện kế, thí nghiệm điện, gia công cơ khí và trụ điện hạ thế,…
Ban Quản lý dự án: là một bộ phận trực thuộc PCHG, chế độ làm việc kiêm nhiệm – chuyên trách, không được phép mở tài khoản riêng và giao dịch với các đơn vị, giúp việc cho Giám đốc SPC thực hiện công tác đầu tư xây dựng và công tác sửa chữa lớn.
Điện lực trực thuộc: PCHG có 5 Điện lực trực thuộc đó là Điện lực Tp. Vị Thanh, Điện lực Châu Thành A, Điện lực Long Mỹ, Điện lực Châu Thành, Điện lực Thị xã Ngã Bảy.
Các Điện lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương.
Là đơn vị có cơ sở thực hiện chức năng kinh doanh điện năng, quản lý vận hành các thiết bị điện ở khu vực được phân chia.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Điện lực Hậu Giang (Phụ lục 3.1) 3.1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010
Trong những năm qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang giữ ở mức khá, nhu cầu tiêu thụ điện trong tỉnh tăng cao. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn đến nguồn điện thiếu trầm trọng. Ngoài ra, tình hình cung cấp điện gặp nhiều khó khăn như điện thương phẩm tăng thấp, từ đó ảnh hưởng không ít đến tình hình chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình, toàn thể cán bộ nhân viên của PCHG đã đoàn kết, quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn, tận dụng những lợi thế hiện có, thực hành tiết kiệm chi phí, cụ thể được thể hiện qua:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010 Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/(-) % +/(-) % +/(-) % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 262.566 359.205 236.416 286.619 96.639 36,81 - 122.789 - 34,18 50.203 21,24 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 262.566 359.205 236.416 286.619 96.639 36,81 - 122.789 - 34,18 50.203 21,24 4 Giá vốn hàng bán 159.511 229.872 42.515 67.046 70.361 44,11 - 187.357 - 81,50 24.531 57,70 5 Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ 103.054 129.333 193.901 229.573 26.279 25,50 64.568 49,92 35.672 18,40
6 Doanh thu hoạt
động tài chính 3.971 6.818 214 348 2.847 71,69 - 6.604 - 96,86 134 62,62 7 Chi phí tài chính 8 Chi phí bán hàng 20.126 24.690 22.476 19.110 4.564 22,68 - 2.214 - 8,97 -20.565 -91,50 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.524 13.668 10.331 11.618 3.144 29,87 - 3.337 - 24,41 1.287 12,46 10 Lợi nhuận thuần
Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/(-) % +/(-) % +/(-) % kinh doanh 11 Thu nhập khác 190 1.366 182 168 1.176 618,95 - 1.184 - 86,68 -14 -7,69 12 Chi phí khác 975 622 371 - 225 - 353 - 36,21 - 251 - 40,35 -596 - 160,65 13 Lợi nhuận khác -785 744 -189 393 1.529 - 194,78 - 933 - 125,40 582 307,94 14 Tổng lợi nhuận từ hoạt động trước thuế 75.590 98.537 161.119 189.587 22.947 30,36 62.582 63,51 28.468 17,67 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 75.590
98.537 161.119 189.587 22.947 30,36 62.582 63,51 28.468 17,67
Hình 3.2: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2010
Nhìn tổng thể các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 - 2010 là khá tốt. Điều này được thể hiện:
Doanh thu của công ty biến động trong giai đoạn trên. Nguyên nhân giảm doanh thu năm 2009 do SPC làm đại lý cho EVN telecom, tình hình kinh doanh viễn thông gặp khó khăn, phải bỏ ra chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối (máy điện thoại) theo chương trình giảm giá máy của EVN telecom khá lớn trong khi khách hàng còn hạn chế. Tuy nhiên sự giảm của doanh thu tỉ lệ thuận với sự biến động của giá vốn hàng bán nên cũng không đáng lo lắm vì lợi nhuận vẫn tăng qua các năm.
Lợi nhuận sau thuế và thu nhập doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2008 tăng so với 2007 là 22.947 triệu đồng tương ứng với 30,36%, năm 2009 tăng so với 2008 là 62.582 triệu đồng tương ứng với 63,51%, và năm 2010 tăng so với 2009 là 28.468 triệu đồng tương ứng với 17,67%. Kết quả này chứng tỏ khả năng kinh doanh và khai thác các nguồn lực của Công ty đạt kết quả tốt.
3.2 Năng lực kinh doanh điện của PCHG
3.2.1 Hoạt động kinh doanh điện năng
PCHG là Doanh nghiêp nhà nước hoạt động với chức năng kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới nhiều mặt từ cơ sở vật chất đến người làm công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2007 2008 2009 2010 Năm Doanh thu Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế và thuế TNDN
Sản lượng điện thương phẩm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh điện năng, cùng với chính sách thu hút đầu tư, sự hình thành của 7 khu và cụm công nghiệp được quy hoạch của tỉnh Hậu Giang đang được triển khai, khu dân cư ngày một nhiều đã làm cho số khách hàng cùng nhu cầu sử dụng điện không ngừng gia tăng, nếu như năm 2007 sản lương điện thương phẩm chỉ đạt 212 triệu Kwh; năm 2008 đạt 233 triệu Kwh; năm 2009 đạt 266 triệu Kwh, năm 2010 đạt 293 triệu Kwh.
0 50 100 150 200 250 300 Giá bình quân 2007 2008 2009 2010 Năm
Hình 3.3: Đồ thị sản lượng điện thương phẩm từ năm 2007-2010
Cùng với việc tăng sản lượng điện thương phẩm, tỷ lệ điện tiêu thụ cho SXKD ngày càng tăng, đó là kết quả phát triển kinh tế đa dạng và năng động của tỉnh. Đây là cơ hội tốt để phát triển kinh doanh điện năng ở PCHG, và cũng là thách thức lớn vì đặc trưng của đối tượng tiêu thụ này sẽ phát triển nhanh về số lượng điện tiêu thụ và khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng điện cũng như tính liên tục, độ tin cậy trong cung cấp điện. Trong khi đó nguồn điện hiện nay nhiều thời điểm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, đây là sự mâu thuẫn nang giải sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới.
3.2.2 Hoạt động Marketing
3.2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Do kinh doanh điện năng là loại hình đặc biệt, tình hình hiện nay cung không đủ cầu do đó công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu PCHG hiện nay vẫn không thưc hiện.
3.2.2.2 Xây dựng hỗn hợp Marketing Mix
- Chính sách Sản phẩm
Sản phẩm của ngành điện là “điện năng”. Điện năng là loại sản phẩm đặc biệt chỉ trở thành hàng hóa khi được người tiêu dùng sử dụng.
Tính chất sản phẩm điện năng không thể thấy và không có sản phẩm tồn kho. Tuy vậy trong quá trình truyền tải và kinh doanh sản phẩm bị tổn hao gọi là tổn thất điện năng. Sản phẩm điện năng giao đến nơi tiêu thụ không phải bằng phương tiện vận tải mà được giao đến nhà khách hàng bằng hệ thống lưới điện phân phối.
PCHG luôn xác định khách hàng là trọng tâm quan trọng trong kinh doanh với phương châm “cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn hảo” Công ty đã đổi mới về nhiều phương diện trong những năm qua từ cơ sở vật chất đến nâng cao trình độ của người làm công tác kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn.
Công ty đã không ngừng cải tiến đơn giản hóa các loại thủ tục trong khâu lắp điện kế. Đồng thời để cải thiện chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng hằng năm Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện đến các vùng chưa có điện.
- Chính sách Giá
Theo lộ trình tăng giá điện từ tăng giá điện của nhà nước, tốc độ tăng giá bán điện bình quân của Công ty tăng nhanh hơn so với mức giá của chính phủ, tuy nhiên giá bán điện bình quân của PCHG lại thấp hơn giá bán điện bình quân trong toàn SPC năm 2010 là 1.018,09 đ/kWh, do thành phần quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng điện thương phẩm, đặc biệt là phần ánh sáng sinh hoạt nông thôn. Cụ thể giá bình quân năm 2007 là 713,00 đ/kWh; năm 2008 là 727,94 đ/kWh năm 2009 là 833,98 đ/kWh, năm 2010 là 923,43 đ/kWh. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 Giá bình quân 2007 2008 2009 2010 Năm
- Chính sách phân phối
Kênh phânphối PCHG chủ yếu là các Điện lực huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thông qua các tuyến đường dây cao thế 110 kV, 220kV hoặc 500 kV được phân cấp sau đó cấp điện áp được hạ xuống 35kV, 110kV, 22kV, 10kV và thông qua các trạm biến áp trung gian để dẫn vào lưới điện của tỉnh.
Tại các điểm ranh giới giao nhận giữa đơn vị truyền tải, PCHG và các Điện lực được liên kết về lưới điện ở các tủ phân phối trung áp tại các trạm 110 kV đều có công tơ đo đếm điện. Nhờ vậy có thể tính chính xác lượng điện nhận, điện thương phẩm bán ra, lượng điện hao hụt trong vận hành kinh doanh.
- Chính sách xúc tiến bán hàng
Để xúc tiến việc kinh doanh điện Công ty không ngừng cải tiến đơn giản hóa các loại thủ tục trong khi giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời để mở rộng khách hàng Công ty thường xuyên đầu tư vốn để cải tạo, nâng cấp phát triển lưới điện phủ kính các vùng chưa có điện để đảm bảo khả năng cung ứng điện.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đài, ti vi, các phương tiện công cộng khác, ... mà Công ty đã đăng ký quảng cáo cho thương hiệu,