Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) giúp nhà quản trị chiến lược doanh nghiệp đề xuất bốn loại chiến lược ở các vùng khác nhau.
- Các chiến lược điểm mạnh-cơ hội (SO): Các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu-cơ hội (WO): Các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm mạnh-đe dọa (ST): Các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu-nguy cơ (WT): Các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu
Theo Fred R. David (2006), để xây dựng ma trận SWOT, ta phải trải qua 8 bước: - Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.
- Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài doanh nghiệp. - Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp.
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp.
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp.
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp.
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.
Bảng 1.6: Ma trận SWOT
SWOT O: Liệt kê những cơ hội T: Liệt kê những nguy cơ
S: Liệt kê những điểm mạnh
Các chiến lược SO:
(Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng những cơ hội) Các chiến lược ST: (Sử dụng những điểm mạnh để hạn chế những nguy cơ) W: Liệt kê những điểm yếu
Các chiến lược WO: (Khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội)
Các chiến lược WT: (Khắc phục các điểm yếu để giảm bớt nguy cơ)