Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 42)

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để Chính phủ có thể xem xét những chính sách trong phát triển kinh tế. Thêm vào đó, với tiêu chí tự do hóa thương mại, WTO kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế để các nước thành viên đều phải tuân theo. Những rào cản này có thể là chế độ hạn ngạch; chính sách cấm xuất, nhập khẩu; bảo hộ thuế quan. Xóa bỏ rào cản chính là xóa bỏ những tiền đề nảy sinh tham nhũng, hối lộ, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ.

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang được Nhà nước tích cực điều chỉnh theo hướng tiếp cận với luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta được xây dựng và hoàn thiện theo hướng đảm bảo các quy định pháp luật đồng bộ, rõ ràng phù hợp với trình độ phát triển của xã hội.

Trong thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách công tác quản lý hành chính Nhà nước, ban hành quy định mới về việc áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; tăng cường hợp tác toàn diện với các tỉnh trong khu vực để khai thác tốt thế mạnh, cùng nhau phát triển. Ngoài ra, tỉnh cũng đã có chính sách để nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung củng cố và phát triển các ngành có khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp công nghệ cao; đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quy hoạch, sắp xếp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng trí tuệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm.

Chính sách phát triển kinh tế, cũng như chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư…là điều kiện tiên quyết để tạo ra sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh tại địa phương. Đây được xem là môi trường tốt để thu hút sự đầu tư hợp tác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong đó có PCHG phát triển. Tuy nhiên trong thời gian tới, nhà nước cũng đang có chủ trương mở rộng cạnh tranh trong việc sản xuất và phân phối điện8. Vì thế, công ty cần phải không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn sắp tới.

7

Trong đó nhu cầu phát triển các dịch vụ điện đáp ứng đòi hỏi của người dân.

8

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)