Các chính sách nhân sự hiện nay của Công ty

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 70)

Căn cứ vào chỉ tiêu kinh doanh điện thương phẩm SPC giao hằng năm, nhu cầu thực tế của PCHG và dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, từ đó sẽ xây dựng nhu cầu về số lượng nhân sự của Công ty và kế hoạch tuyển dụng hàng năm phù hợp với chỉ tiêu về số lượng nhân sự của Tổng Công ty.

Công ty tiến hành quy hoạch cán bộ luôn đặc hiệu quả công việc lên hàng đầu, đội ngũ được quy hoạch mang tính kế thừa.

Công tác tuyển dụng: Hàng năm công ty đều có tuyển dụng lực lượng nhân viên trẻ, năng lực để đáp ứng cho nhu cầu đang kinh doanh và phát triển của công ty. Số lượng công nhân viên chức lao động không ngừng tăng lên đến năm 2010 tổng số lao động là 390 người. Trong những năm qua trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân viên chức lao động được nâng lên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới, hàng năm công ty đều có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ như (kế toán, nghiệp vụ kinh doanh, An toàn vệ sinh lao động,...) hoặc cử đi học nâng cao trình độ. Tính đến nay, toàn PCHG có trình độ đại học là 117 người; cao đẳng và trung cấp 96 người; công nhân kỹ thuật là 177 người. Tuy nhiên một số bộ phận công nhân lao động còn hạn chế trình độ cả tay nghề chuyên môn lẫn nghiệp vụ ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, Công ty chưa có một chính sách đặc biệt riêng nào để thu hút và giữ chân nhân tài đây cũng là điểm yếu của Công ty.

Công ty có lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các phòng ban đến lãnh đạo các Điện lực huyện với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, nhiệt tình trong công việc. Chức năng nhiệm vụ được phân công một cách rõ ràng, nên chức năng quản trị được thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty.

Công tác động viên, thúc đẩy: Công ty quyết định chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động khuyến khích CBCNV phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc. Hằng năm đều có xét cho các đối tượng làm việc đủ thâm niên và đạt hiệu quả trong công tác được đi du lịch, đồng thời quyết định các hình thức trả lương phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và kết quả lao động trong phạm vi kế hoạch quỹ lương và có nhiệm vụ quyết toán quỹ lương theo kết quả đạt được hàng năm.

Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ổn định, cơ chế tiền lương và chế độ được thực hiện thông thoáng, cơ chế thưởng và lợi nhuận luôn được công ty quan tâm và thực hiện minh bạch làm cho người lao động công ty hài lòng và đóng góp hết

mình cho công việc. Thu nhập, đời sống CBCNV tương đối ổn định và dần được nâng lên, cụ thể năm 2008 thu nhập bình quân 5,2 triệu đồng/người/tháng; năm 2009 tăng lên 5,4 triệu đồng/người/tháng; năm 2010 tăng lên 5,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên mức thu nhập bình quân không đồng đều khoảng cách tiền lương còn chênh lệch giữa các bộ phận.

Chính sách thưởng phạt, thăng cấp và thuyên chuyển công tác được thực hiện theo qui chế lao động của SPC. Công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên được lãnh đạo tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ, công tác tư tưởng được quan tâm và đào tạo thường xuyên giúp cho CBCNV tin tưởng phát triển và gắn bó với công ty.

Đánh giá chung về hoạt động nhân sự:

Điểm mạnh Điểm yếu

- Thu nhập, đời sống CBCNV tương đối ổn định và dần được nâng lên.

- Đánh giá CBCNV dựa trên hiệu quả công việc và đã có những chế độ đãi ngộ tương xứng.

- Cán bộ quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm

- Thiếu chính sách cụ thể để thu hút và giữ chân nhân tài

(Nguồn: phân tích và tổng hợp của tác giả, 2012) 3.2.4 Hoạt động quản trị

Tất cả các phòng ban, điện lực trong Công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo của SPC. Lãnh đạo Công ty sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để dễ thực hiện các mục tiêu của các cấp lãnh đạo.

Ngay từ khi mới thành lập, Ban lãnh đạo PCHG đã quan tâm tới công tác ổn định cơ cấu tổ chức bằng việc ban hành Quyết định số 54/ĐL2-ĐLHG.1 ngày 06/9/2004 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc. Thông qua đó, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc có cơ sở để thực hiện hoạt động của mình nhằm góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty.

Công tác hoạch định

Trong quá trình kinh doanh luôn chú trọng công tác kế hoạch trung và dài hạn của Công ty và các Điện lực, dựa trên kế hoạch của SPC giao và chiến lược tổng thể của Tập đoàn trong từng giai đoạn. Công ty luôn có nhiệm vụ kế hoạch cho từng phòng ban cụ thể, về dự báo nhu cầu sử dụng điện và giảm thiểu tổn thất, thiết lập các mục tiêu cần đạt

được kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN. Tuy nhiên đến nay Công ty chưa có một chiến lược nào.

Công tác tổ chức

Giám đốc được EVN bổ nhiệm, điều hành PCHG theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước SPC, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty. Giám đốc có quyền quản lý lực lượng lao động trong toàn doanh nghiệp, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với cán bộ công nhân viên chức trong Công ty.

Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc kỹ thuật do Giám đốc SPC bổ nhiệm, chỉ đạo mọi công việc thuộc lĩnh vực phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc PCHG.

Cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty theo mô hình trực tuyến - chức năng, Ban Giám đốc là người đưa ra mọi quyết định sau khi tham khảo ý kiến của các phòng ban chức năng. Phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc, hướng dẫn các Điện lực về chuyên môn nghiệp vụ. Các Điện lực phụ trách công tác quản lý, kinh doanh bán điện, tại các địa bàn được phân công và nhận lệnh từ Ban Giám đốc.

Công ty gồm có các đơn vị trực thuộc như phòng, ban, phân xưởng; các Điện lực hạch toán phụ thuộc PCHG.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát

Thực hiện tốt chương trình kiểm tra, kiểm soát do Tổng Công ty chỉ đạo. Công tác quản lý kỹ thuật nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng.

Áp dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt quản lý điều hành tại PCHG, triển khai vận hành tốt chương trình FMIS (kế toán, vật tư, tài sản), CMIS (kinh doanh điện, quản lý hóa đơn, nợ tiền điện), chương trình theo dõi khách, E-Office (quản lý công văn nội bộ), HRM (quản lý nhân sự), ORS (báo cáo trực tuyến), hệ thống quản lý đầu tư xây dựng, VTCC (hệ thống quản lý viễn thông), Vận dụng hội nghị truyền hình Công ty với các Điện lực bằng cách IP camera kết hợp thiết bị đầu cuối với các đơn vị.

Định kỳ kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo dưỡng khắc phục sự tồn tại lưới điện, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục giảm thiểu sự cố,…

Công tác giảm tổn thất điện năng luôn được quan tâm và thực hiện chuyển MBA non tải, giảm bán kính cấp điện, lắp tụ bù, xử lý các mối kém chất lượng, tăng cường cách điện cho thiết bị đo đếm, đóng cắt,..

Hàng tháng Công ty đều sơ kết tổng kết để đánh giá, phân tích rút ra kinh nghiệm cho công tác sản xuất kinh doanh, kịp thời đều chỉnh sai sót các đơn vị trực thuộc, hỗ trợ các đơn vị hoàn thành kế hoạch chung toàn công ty.

Đánh giá chung về hoạt động quản trị:

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sự phối hợp, thống nhất trong thực thi công việc giữa các bộ phận, phòng ban

- Công tác phân cấp, phân quyền và ủy quyền được thực hiện tốt

(Nguồn: phân tích và tổng hợp của tác giả, 2012) 3.2.5 Hoạt động tài chính kế toán

PCHG hiện áp dụng theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính, EVN và SPC cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù ngành điện.

Hệ thống Báo cáo tài chính được lập theo quy định của SPC. Báo cáo tài chính gửi về SPC bao gồm:

Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh; Bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Các Báo cáo chi tiết theo yêu cầu của SPC.

Hình thức kế toán tại đơn vị là Nhật ký Sổ cái. Hàng ngày, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính theo phần mềm FMIS, cuối tháng in Sổ cái, lên cân đối và đồng bộ dữ liệu gửi về SPC để đối chiếu, theo dõi và quản lý qua mạng gửi về phòng kế toán SPC quản lý.

Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam

Tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung.

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc SPC, được Tổng Công ty giao nguồn vốn, kế hoạch doanh thu, chi phí hàng năm và quyết định phân cấp sử dụng nguồn vốn đầu tư trên cơ sở năng lực tài chính, năng lực quản lí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đơn vị được chủ động cân đối, kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng trong toàn đơn vị, đây là thế mạnh của toàn ngành mà trong thời gian qua PCHG đã khai thác có hiệu quả và không

ngừng kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư đúng chế độ, đảm bảo tính chặt chẽ trong tạm ứng, thanh toán vốn, nguồn tài chính luôn luôn rõ ràng, minh bạch

Bảng cân đối kế toán Công ty Điện lực Hậu Giang năm 2007-2010 (Phụ lục 3.3)

3.2.5.1 Khả năng thanh toán của Công ty.

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty qua các năm

Năm

STT Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010 1 Hệ số thanh toán hiện hành (Tổng tài

sản/ Nợ phải trả) Lần 5,48 5,14 1,41

2 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản

ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) Lần 0,95 0,95 0,24

3

Hệ số thanh toán nhanh (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn đến hạn trả)

Lần 0,15 0,22 0,09

4

Hệ số thanh toán nợ dài hạn (Gía trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ nguốn vốn vay hoặc nợ dài hạn/Nợ dài hạn)

Lần 15,82 25,04 250,34

Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm nhưng vẫn luôn lớn hơn 1, điều này chứng tỏ PCHG có đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ, luôn tạo được uy tín đối với các đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng khả năng thanh toán nợ đến hạn chưa cao. Khi hồ sơ mua hàng đầy đủ còn phải chờ thời gian lập thủ tục xin vốn gửi về Tổng Công ty nên đã làm hệ số này luôn nhỏ hơn 1.

Hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm và nhỏ hơn 1 chứng tỏ rằng Công ty đang gặp khó khăn về khả năng thanh toán bằng tiền đối với nợ đến hạn thấp. Như phân tích ở trên Công ty là đơn vị phụ thuộc nên chỉ khi nào chi phí phát sinh thủ tục hợp lý sẽ gửi hồ sơ về Tổng Công ty cấp vốn, Công ty không giữ nhiều tiền nhàn rỗi, không gây ứ động vốn.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn qua 3 năm tăng cao, điều này chứng tỏ PCHG luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn.

Nhìn chung Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán của mình, không để nguồn vốn dư thừa, nguồn vốn sử dụng chủ yếu của PCHG được SPC cấp vốn.

Hầu hết các khoản nợ của SPC đều chưa đến hạn trả, doanh nghiệp đang tiếp tục hoạt động và đang trên đà phát triển mạnh vì sản phẩm của doanh nghiệp không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng và phát triển mạnh như hiện nay. Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty Điện lực rất khả quan.

3.5.2.2 Cơ cấu tài chính của Công ty

Bảng 3.4: Một số chỉ chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài chính

Năm

STT Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010

I Bố trí cơ cấu tài sản

1 Tỷ suất đầu tư TSCĐ (Giá trị TSCĐ/ Tổng tài sản) Lần 0,82 0,84 0,74

2 Tỷ suất đầu tư TSLĐ (Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài

sản) Lần 0,12 0,15 0,17

II Bố trí nguồn vốn

1 Tỷ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) Lần 0,18 0,19 0,71 2 Tỷ số tài trợ (Vốn CSH/Tổng NV hoặc Tỷ số tài trợ

= 1 - tỷ số nợ Lần 0,82 0,81 0,29

Qua bảng phân tích trên ta thấy việc bố trí tài sản của PCHG Tài sản cố định (TSCĐ) và Tài sản lưu động (TSLĐ) đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ nguồn TSLĐ và TSCĐ công ty được chú trọng đầu tư hàng năm.

Qua bảng phân tích trên ta thấy việc bố trí nguồn vốn cụ thể là tỷ số nợ qua 3 năm đều tăng, tỷ số này chiếm rất nhỏ thể hiện mức độ an toàn trong kinh doanh của Công ty, đây chủ yếu là các khoản nợ do khách hàng ứng trước mắt dây đặc điện.

Riêng tỷ số tài trợ năm 2010 giảm so với năm 2009 và năm 2008 nguyên nhân do các công trình XDCB hoàn thành phần vốn cấp được bù trừ với Tổng Công ty. Nên đã làm giảm tỷ số tài trợ.

3.2.5.3 Khả năng sinh lời của Công ty

Bảng 3.5: Khả năng sinh lời của Công ty qua các năm

Năm

STT Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010 1 Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) trên

doanh thu % 26,82 68,04 66,03

2 Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) trên chi

phí % 36,46 214,16 193,41

3 Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) trên

tổng tài sản bình quân % 17,02 29,58 31,51 4 Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) trên vốn

CSH bình quân % 20,66 36,44 61,81 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009/2008 tăng, nhưng sang năm 2010 thì lại giảm so với năm 2009. Nguyên nhân do năm 2010 khoảng chi phí bỏ ra hỗ trợ phần thiết bị đầu cuối viễn thông lớn nên đã làm doanh thu giảm xuống.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2009/2008 tăng 177,70%, sang năm 2010/2009 giảm 20,75%, có nghĩa là trong kỳ kinh doanh năm 2010 cứ bỏ ra 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động thì giảm 20,75 đồng lợi nhuận so với năm 2009.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân năm 2009 tăng 12,56% so với năm 2008, sang năm 2010 tăng 1,93% so với năm 2009 có nghĩa là cứ 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được lợi nhuận sau thuế tăng 1,93 đồng. Qua 3 năm đều tăng chứng tỏ rằng vốn đưa vào hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận trước thuế tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2009 tăng 15,78%, sang năm 2010 tăng 25,34% điều này có nghĩa là vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thu được lợi nhuận sau thuế qua 3 năm cũng tăng.

Đánh giá chung về hoạt động tài chính, kế toán:

Điểm mạnh Điểm yếu

- Nguồn vốn luôn được sự bảo trợ từ Tổng Công ty

- Lợi nhuận tăng dần quan các năm với tỷ suất lợi nhuận cao

3.2.6 Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị

PCHG có khối lượng thiết bị đường dây và các trạm biến áp không nhiều, thuận lợi trong việc quản lý vận hành và giảm chi phí kinh doanh điện. Tuy nhiên PCHG đang quản lý một hệ thống điện được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ nên lạc hậu. Các năm qua hệ thống lưới điện và thiết bị điện của PCHG đã từng bước được đổi mới, nhờ vậy mà độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng được cải thiện. Nhưng do nguồn vốn còn hạn hẹp nên nhiều thiết bị lạc hậu chưa được cải tạo, thay thế kịp thời

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)