Do tính đặc thù của điện năng nên việc sản xuất và kinh doanh điện năng phải tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật và quy trình kinh doanh bán điện rất chặt chẽ, phải luôn đảm bảo một phương thức vận hành hợp lý, liên tục, đúng chất lượng, số lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành điện và khách hàng tiêu thụ điện.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) như nước ta, doanh nghiệp kinh doanh điện năng có đặc thù:
Thứ nhất, do doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt là điện năng nên tính chất phục vụ được coi là điểm quan trọng, vừa kinh doanh điện năng vừa phục vụ lợi ích công cộng.
Thứ hai, ngành điện thuộc sở hữu nhà nước (gồm phát điện, truyền tải, phân phối), chuyển sang kinh doanh theo mô hình tập đoàn, hoạt động theo cơ chế thị trường, ngành điện chuyển dần từ hình thức sở hữu đơn nhất là nhà nước thành sở hữu của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đối với đa số các Công ty Điện lực tỉnh, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn, đây là DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện năng.
Thứ ba, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nên việc quản lý kinh doanh điện năng phải đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm điện, vừa giảm thiểu lượng điện năng tổn thất nhằm đảm bảo sản lượng điện thương phẩm ngày càng cao.
Thứ tư, hiện nay, giá bán điện năng do Chính phủ quy định tùy theo mục đích sử dụng, cấp điện áp, thời điểm sử dụng điện năng nên việc vận dụng các quy luật kinh tế thị trường trong kinh doanh điện năng phải kết hợp hài hòa các lợi ích về chính trị, xã hội; toàn nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, việc tổ chức kinh doanh điện năng phải có hiệu quả trên một địa bàn rộng khắp cả nước và phục vụ tới từng hộ dân cư, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn.
Thứ sáu, doanh nghiệp phải phục vụ số lượng lớn khách hàng với yêu cầu và nhu cầu đa dạng.
Ngoài các đặc điểm trên, việc trang bị các thiết bị, công nghệ sản xuất được xem là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh điện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh điện năng có thiết bị, công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao khả năng cung cấp điện ổn định, giảm thiểu thời gian mất điện, giảm tổn thất điện năng, quản lý và điều hành doanh nghiệp có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cung cấp, tăng mức độ tin cậy và sự an toàn cho cả hệ thống, giảm bớt các chi phí như đất đai… để xây dựng các trạm biến áp. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng.
Công tác kinh doanh điện năng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Công tác này được tổ chức thực hiện thống nhất tại
các Công ty Điện lực trực thuộc SPC nhằm đáp ứng đầy đủ và tin cậy nhu cầu sử dụng điện của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khác hàng.
Thực hiện quản lý nghiệp vụ kinh doanh bằng chương trình máy tính “Hệ thống thông tin quản lý khách hàng” thống nhất toàn Công ty, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, tin cậy và thông tin được cập nhật vào hệ thống một cách thường xuyên.
Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng gồm 3 khâu chủ yếu có liên quan mật thiết với nhau. Đó là khâu sản xuất điện, truyền tải điện (chuyển điện năng từ các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ) và phân phối điện (nhận điện từ trạm truyền tải điện đến cung cấp cho các hộ sử dụng điện). Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng có thể tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh điện năng
EVN chịu trách nhiệm quản lý điều hành cả 3 khâu nói trên. Từ trước 2000, Chính phủ độc quyền và sở hữu kiểm soát cả 3 khâu, không có sự cạnh tranh và khách hàng không có sự chọn lựa người cung cấp. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng giá bán điện, thực hiện chính sách bù chéo giữa các mục đích kinh doanh và các đối tượng sử dụng điện khác nhau. Sau năm 2000, từ khi có nghị quyết 23/NĐ/BCT của Bộ Chính trị, khâu sản xuất điện đã bắt đầu có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư, nhưng hiện nay vẫn chiếm tỉ trọng sản lượng rất thấp (8%), các khâu truyền tải và phân phối điện vẫn do nhà nước độc quyền quản lý.
Công ty Điện lực kinh doanh sản phẩm chính chiếm hơn 95% doanh số đó là “điện năng” còn lại là kinh doanh viễn thông, tuy nhiên đến tháng 12 năm 2011 lĩnh vực viễn thông đã chuyển giao toàn bộ cho Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel). Như đã đề cập, điện năng là loại sản phẩm có quá trình sản xuất và quá trình sử dụng xảy ra đồng thời và hầu như không thể dự trữ một cách trực tiếp được. Vì thế, tổn thất điện năng trong quá trình quản lý kinh doanh là phần chi phí chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng chi phí.
Sản xuất điện Các nhà máy điện Truyền tải điện Các công ty truyền tải Phân phối điện Các công ty Điện Lực Sử dụng điện Hộ tiêu dùng Hộ SXKD