Khái quát về ngành điện

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 46)

Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới, khoa học kỹ thuật ngày một tăng cao, điện là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành điện đã và đang được tập trung đầu tư nhằm từng bước đồng bộ hóa trang thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ điện cung cấp cho khách hàng. Chính vì thế, ngành điện đã hoàn thành có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội được giao. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của nền kinh tế nhu cầu ngày càng tăng lên trong việc sử dụng điện ở các khu, cụm công nghiệp, và các nhà máy, và nhu cầu tiêu dùng của dân cư,... Điều đó đặt ra yêu cầu là EVN không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống điện từ trạm biến áp đến các đường dây cao thế, trung thế để đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà còn có những giải pháp để nâng cao trình độ quản lý, lập lại trật tự, kỷ cương trong kinh doanh điện năng, từng bước giảm tổn thất điện năng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thực tế chỉ ra rằng, tổng sản lượng điện cung cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam ngày được tăng cao, nhiều nhà máy nhiệt điện được xây dựng đưa vào vận hành. Tuy vậy so với nhu cầu phát triển của đất nước thì tổng sản lượng điện cung cấp có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ.

Để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế, EVN đã đẩy nhanh các dự án điện. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2010 đưa vào hoạt động tổ máy của Sơn La, Đồng Nai 3, Yuna nak để được khoảng 1.000kWh; các dự án nhiệt điện than cũng đã được trưng dụng các tổ máy.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm – tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Trước tình hình đó, việc cung ứng điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện, nguyên nhân cho vấn đề này là trong một thời gian dài ngành điện đã nhập khẩu công nghệ lạc hậu, chưa có cơ cấu hợp lý cho việc sử dụng máy, trang thiết bị dùng điện. Nếu giả sử giảm được 10-15% sản lượng điện cần thiết, kể cả thiết bị tiêu dùng thì có thể tiết kiệm được 10-15 tỷ kWh/năm, bằng công suất của 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh điện của công ty điện lực hậu giang đến năm 2020 (Trang 46)