Tiến hoá của bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 43)

- Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến Những vùng này thường là những vùng

9. Tiến hoá của bệnh truyền nhiễm

Nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người cho nhận thấy bệnh truyền nhiễm của động vật nói chung cũng trải qua một quá trình tiến hoá. Quá trình đó hiện nay vẫn đang diễn ra và còn tiếp tục diễn ra lâu dài về sau. Sự tiến hoá diễn ra dưới 2 mặt loại bệnh và tính chất bệnh.

* Về loại bệnh:

Có nhiều bệnh được các sách cổ mô tả đến nay đã biến mất (bệnh đậu mùa), một số bệnh vẫn còn tồn tại (bệnh sốt rét), một số bệnh xuất hiện cách đây vài nghìn năm (sốt phát ban, bệnh lỵ, bệnh tả, sởi; vài trăm năm: bệnh cúm) nhưng cũng có bệnh mới xuất hiện (lao, hoa liễu, HIV).

Trên động vật ta cũng thấy một số bệnh đã không xuất hiện trên vật nuôi, hoặc đã được khống chế ở một vùng, một nước nào đó.

* Về tính chất bệnh:

Những biểu hiện về đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng đã có nhiều biến đổi. Có thể nhận thấy bệnh truyền nhiễm có sự tiến hoá vì nó là kết quả của sự đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định.

Ngoại cảnh tự nhiên đã có sự thay đổi nên đời sống của con người thay đổi, nhiều giống vật nuôi mới được tạo ra, phương thức, tập quán chăn nuôi thay đổi… Do vậy mầm bệnh cũng phải thay đổi cho phù hợp để duy trì khả năng gây bệnh. Trong cuộc sống ký sinh đó, lại diễn ra cuộc đấu tranh không ngừng giữa 2 sinh vật (động vật nuôi và mầm bệnh) lại dẫn đến những biến đổi khác. Có bệnh thì biến mất, có những bệnh thì xuất hiện những đặc điểm mới, và cũng có thể tạo ra những bệnh mới với những đặc điểm mới.

Như vậy tính chất của dịch sẽ thay đổi các bệnh mạn tính sẽ xuất hiện nhiều hơn với những biểu hiện không điển hình. Vì vậy phải đứng trên quan điểm tiến hoá để nghiên cứu, chẩn đoán và phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)