Nhạy và tính đặc hiệu của xét nghiệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 112)

IV. PHÂN TÍCH CHẨN ĐOÁN QUA XÉT NGHIỆM 1 Xét nghiệm

3. nhạy và tính đặc hiệu của xét nghiệm

- Độ nhạy (Sensitivity – Se): Là khả năng của một xét nghiệm xác định một cách chính xác những động vật mắc bệnh hay có những biểu hiện đặc biệt. Độ nhạy được tính bằng công thức:

Số mẫu bệnh phẩm dương tính với xét nghiệm Se =

Tổng số mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm (của nhóm mắc bệnh)

- Tính đặc hiệu hay tính đặc thù (Specificity – Sp): Là khả năng của một xét nghiệm xác định một cách chính xác những động vật không bị nhiễm bệnh hay không có những biểu hiện đặc biệt. Tính đặc hiệu hay tính đặc thù được tính theo công thức sau:

Số mẫu bệnh phẩm âm tính với xét nghiệm Sp =

Tổng số mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm (của nhóm không mắc bệnh)

Độ nhạy và tính đặc hiệu hay tính đặc thù thường được coi là những đặc tính bất biến của một xét nghiệm. Được thể hiện rõ hơn qua bảng sau:

Kết quả Bị nhiễm (bị bệnh) Không bị nhiễm (không bị bệnh) Tổng số Xét nghiệm (+) a b a + b Xét nghiệm (-) c d c + d Tổng số a + c b + d a + b + c + d

Theo bảng trên ta có: Se = a/a+c và Sp = d/b+d

Như vậy, độ nhạy và tính đặc thù của một xét nghiệm được xác định bởi số động vật xét nghiệm dương tính hay âm tính trên tổng số động vật được xét nghiệm của nhóm “bị nhiễm” hay nhóm “không bị nhiễm”. Muốn cho độ nhạy và tính đặc thù có giá trị thì những động vật được chọn để đánh giá phải đại diện cho nhóm động vật “bị nhiễm” và “không bị nhiễm” trong quần thể. Nhóm “ bị nhiễm” phải bao hàm những ca bệnh mới xuất hiện, ca bệnh mạn tính và những động vật nghi ngờ “bị nhiễm”. Nhóm “không bị nhiễm” phải bao gồm những động vật bình thường, không có biểu hiện lâm sàng và những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh.

* Chú ý: khi tính độ nhạy thì phải bao gồm cả những trường hợp động vật khi xét nghiệm có phản ứng chéo trong quần thể. Tính đặc thù có thể thay đổi từ vùng này đến vùng khác dựa vào sự lưu hành của bệnh, trong khi đó độ nhạy của xét nghiệm lại rất ít thay đổi theo tính chất vùng hoặc địa lý. Nếu một bệnh có tính lưu hành rất thấp, thì tính đặc thù của xét nghiệm có thể đánh giá bằng cách:

Giả thuyết tất cả các phản ứng (xét nghiệm) đều cho hiện tượng dương tính giả. Do đó tính đặc thù được tính bằng: c+d/N

Một xét nghiệm mà cả độ nhạy và tính đặc thù đều cao thì rất lý tưởng: Độ nhạy cao tức là xét nghiệm đúng số động vật “bị nhiễm” hay bị “bị bệnh”. Tính đặc thù cao tức là xác định đúng số động vật “không bị nhiễm” hay “không bị bệnh”.

Trong những trường hợp động vật “không bị bệnh” mà cho phản ứng dương tính giả, thì độ nhạy sẽ cao, do đó sự đánh giá dẫn đến sai thực thế. Vì độ nhạy cao thì rõ ràng sự lưu hành cũng cao và tất nhiên ta sẽ đánh giá khả năng phát bệnh mạnh, nhưng trong thực tế lại không phải như vậy. Trong những trường hợp, khi xét nghiệm ở những nhóm động vật “bị nhiễm” hay “bị bệnh” nhưng lại cho kết quả âm tính giả, thì tất nhiên ta sẽ cho là tính đặc thù cao. Do vậy, sẽ cho rằng sự lưu hành của bệnh thấp, dẫn đến đánh giá khả năng phát bệnh không cao trong quần thể, điều này rất nguy hiểm cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Để cho độ nhạy và tính đặc thù được nâng cao và có giá trị các xét nghiệm phải được tiến hành song song bằng nhiều kỹ thuật xét nghiệm khác nhau hoặc bằng các kỹ thuật xét nghiệm tốt hơn, tiên tiến hơn với công nghệ cao hơn hoặc xét nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)