TÌNH HUỐNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 76)

Một giả thuyết được nêu đầy đủ các thành phần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm định giả thuyết và cũng chỉ sau khi được kiểm định, chấp nhận, giả thuyết đó mới đứng vững tiếp tục làm tiền đề cho những giả thuyết khác cao hơn, sâu hơn phục vụ đắc lực, hiệu quả cho các chương trình phòng chống, khống chế thanh toán dịch bệnh động vật.

Trong dịch tễ học một giả thuyết mới ra đời sẽ có và chỉ có sức thuyết phục khi nó có thể trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho các nghiên cứu trong tương lai. Nhưng trước hết nó mang trong mình tính đúng đắn hợp lý với trình độ, phản ánh nguyên vẹn thực tiễn, phù hợp với lợi ích của con người, khắc phục được những trở ngại đang gặp và giải đáp những vướng mắc, đáp ứng với yêu cầu thực tế thuộc lĩnh vực đó.

1. Tình huống chênh lệch thiếu

Khu vực A Khu vực B Phân bố bệnh bệnh M rất phổ biến có mặt yếu tố r

nghi nghờ của M

Bệnh M rất hiếm gặp, không thấy sự có mặt của r

Có nhiều khả năng để nghĩ rằng yếu tố r là nguy cơ nghi ngờ của M

Tình huống này cho phép chúng ta nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nguy cơ nghi ngờ r đối với bệnh M. Một giả thuyết đã có thể được hình thành trong tình huống đó: “yếu tố nghi ngờ r có nhiều phần chắc chắn là yếu tố nguy cơ của M”

Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn khi sự khác biệt tuy có rõ về tần số mắc, lại không kéo theo sự khác biệt rõ rệt về nguy cơ nghi ngờ, hoặc lại kéo theo rất nhiều sự khác biệt về những nguy cơ có thể gán ghép. Trong những tình huống như vậy rất khó mô tả đầy đủ để xây dựng một giả thuyết có tính thuyết phục, ngay cả khi có phát hiện được nguy cơ đặc trưng của bệnh.

2. Tình huống nguyên nhân ẩn

Có nhiều khu vực khác nhau A, B, C (theo không gian và điều kiện xã hội) đều thấy có tần số bệnh M cao.

Điều tra dịch tễ ở mỗi khu vực đều thấy sự có mặt của nguy cơ nghi ngờ riêng phần cho từng khu vực đó ra, rb, rc. Các yếu tố nguy cơ nghi ngờ này được thấy có liên quan chặt chẽ riêng phần của chúng, nhưng không có liên hệ gì với nhau, không chập nhau ở điểm nào cả.

Khu vực A Khu vực B Khu vực C Tần số bệnh M cao, có nguy cơ

nghi ngờ ra

Tần số bệnh M cao, có nguy cơ nghi ngờ rb

Tần số bệnh M cao, có nguy cơ nghi ngờ rc Trong: ra, rb, rc đều có chứa đựng nguyên nhân R của bệnh M chung

Tình huống này có thể dẫn dắt chúng ta đến giả thuyết là có thể có một nguy cơ sâu xa chung R núp đằng sau, ẩn bên trong khó thấy trong tất cả các nguy cơ bộc lộ kể trên.

3. Tình huống song song

Khu vực A Khu vực B Phân bố bệnh M rộng rãi

Nguy cơ nghi r thấy phổ biến

Phân bố bệnh M hạn chế Nguy cơ nghi r ít gặp

Nguy cơ nghi ngờ r có nhiều khả năng trở thành nguy cơ nguyên nhân của bệnh M

Ở các khu vực khác nhau, một nơi có phân bố bệnh rất rộng rãi, nơi khác có phân bố bệnh hạn chế. Ở nơi phân bố bệnh nhiều thấy có nguy cơ tương ứng của bệnh phổ biến, còn nơi bệnh hiếm gặp thì nguy cơ đó thấp.

Tình huống này gợi ý cho chúng ta suy nghĩ về một giả thuyết là nguy cơ nghi ngờ đó có nhiều khả năng là nguy cơ có tính nguyên nhân của bệnh.

4. Tình huống cùng nguy cơ

Ở cùng một khu vực, người ta thấy phân bố của bệnh M2 giống như phân bố của bệnh M1, mà với bệnh M1 người ta đã xác định được nguy cơ r1 của nó, trong khi nguy cơ r2 của M2 chưa được tìm ra.

Tình huống này gợi ý cho chúng ta giả thuyết phải chăng có một nguy cơ nào đó chung chi phối đối với cả 2 bệnh, có khi chính là r1?

Cùng một khu vực Phân bố bệnh M1 phổ biến

Yếu tố nguy cơ nghi ngờ r1 đã được xác định

Phân bố bệnh M2 phổ biến giống như M1 Yếu tố nguy cơ nghi ngờ r2 chưa được xác định Có nhiều khả năng cho rằng r2 của M2 cũng chính là r1 của M1

(Nguy cơ nghi ngờ r1 cũng chính là nguy cơ nghi ngờ của M2)

5. Những tình huống khác

Trên đây là những tình huống thường gặp và gợi ý cho nhiều giả thuyết có giá trị về phương diện dịch tễ học, những không phải bao giờ chúng ta cũng bắt gặp được. Trong những trường hợp đó có những cơ sở chung để căn cứ vào đó mà thành lập giả thuyết.

Giả thuyết mới có thể được hình thành bằng sự quan sát, kết hợp trên nhiều lĩnh vực khác nhau của y học, thú y học, trên nhiều góc độ khác nhau của dịch tễ học, trên nhiều khía cạnh khác nhau của thống kê học.

+ Góc độ thời gian cũng được sử dụng để nhìn nhận sự biến đổi tần số của một bệnh trạng trong quá trình hình thành giả thuyết. Đóng góp này rất quan trọng và rất có kết quả khi có những biến đổi tần

số xảy ra trong một thời gian ngắn, nói khác đi, những biến đổi mang tính đột ngột bao nhiêu càng gợi ý mạnh mẽ và chính xác bấy nhiêu cho việc thành lập giả thuyết có tính căn nguyên.

+ Giả thuyết mới được nêu trên “độ mạnh của test” khi cả hai bệnh đều cùng liên quan đến một nguy cơ nào đó.

+ Những trường hợp bệnh xuất hiện đơn độc, khác thường cũng là gợi ý giả thuyết về nguyên nhân.

+ Những trường hợp xuất hiện bất thường khác cũng có giá trị lớn trong việc xác định mối quan hệ nhân quả.

+ Những quan sát tương phản trong dịch tễ học có một ý nghĩa đặc biệt, nó nhiều khi không chỉ gợi ý mà còn dẫn dắt đến việc hình thành các giả thuyết về nguyên nhân một cách chắc chắn và thuận lợi. Như vậy trong quá trình hình thành giả thuyết về căn nguyên đối với một bệnh trạng thông thường người ta thu thập rất nhiều sự kiện quan sát được trong nhiều tình huống khác nhau nên có nhiều giả thuyết khác nhau được hình thành. Vấn đề đặt ra là cần phải chọn một trong các giả thuyết đó, từ tất cả các khả năng hiện có đối với các tiêu chuẩn được xét chọn, sao cho nó mang tính chất hiện thực cao.

Việc chọn lựa và đánh giá các giả thuyết thường được căn cứ vào các nhận định sau:

+ Thông thường thì giá trị của một giả thuyết có tương quan nghịch với số lượng giả thuyết được hình thành xung quanh vấn đề đó. Nghĩa là càng nhiều giả thuyết được hình thành thì giá trị của mối giả thuyết càng ít, trong đó các mối quan hệ nhân - quả càng nhiều thì giả thuyết về nguyên nhân càng nhiều và giá trị giả thuyết về nguyên nhân đó càng ít. Nên sự lựa chọn sẽ khó khăn, cần phân tích sâu hơn, đầy đủ hơn và lựa chọn thận trọng kỹ lưỡng hơn. Ngược lại nếu chỉ có ít mối quan hệ nhân quả, nhất là khi có một mối quan hệ nhân - quả trội hẳn hoặc duy nhất sẽ nhanh chóng lựa chọn được giả thuyết cần tìm.

+ Giá trị của một giả thuyết đôi khi không thể đánh giá đúng ngay được trong chốc lát, mà là trong một quá trình thử thách, đánh giá dần từng bước một cách thận trọng, tỉ mỉ.

+ Một giả thuyết căn nguyên khó có thể và không cần luôn luôn đúng đối với tất cả các quan sát hiện có bởi vì một bệnh có thể có nhiều yếu tố có tính nguy cơ hoặc nguyên nhân khác nhau, đôi khi còn vì việc xác định bệnh với phân loại bệnh không chi tiết và có khi không thống nhất.

+ Cũng có thể gặp những giả thuyết không đúng, hoặc đúng một cách giả tạo nếu đánh giá không đầy đủ, không chính xác.

Nói chung, dù gặp tình huống nào, với bất kỳ phương pháp mô tả nào, thì các giả thuyết cũng được hình thành ban đầu với một quan sát chung dựa trên sự mô tả các đặc tính của bệnh trên cả 3 góc độ quen thuộc của dịch tễ học: Động vật - Không gian - Thời gian.

* Kết luận: Nghiên cứu mô tả rất có ích và thiết thực trong nghiên cứu dịch tễ học. Do vậy, các nghiên cứu mô tả cần phải thiết kế như thế nào để có cơ sở hình thành một giả thuyết nhân quả để làm tiền đề cho những mô tả tiếp theo sâu sắc hơn, sát thực hơn và cũng là tiền đề cho các nghiên cứu phân

tích sau đó. Bởi bản thân các thiết kế nghiên cứu mô tả không thể kiểm định được các giả thuyết nhân -

CHƯƠNG 7

DỊCH TỄ HỌC PHÂN TÍCH PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG I. ĐỊNH NGHĨA

- Nghiên cứu bệnh - chứng là một loại nghiên cứu dịch tễ học phân tích quan sát, trong đó các đối tượng nghiên cứu được chọn trên cơ sở có hay không có một bệnh đặc hiệu mà ta nghiên cứu, được

so sánh về tiền sử tiếp xúc với một yếu tố hay một đặc trưng có thể là căn nguyên của bệnh.Nghiên cứu

này được gọi một cách chính xác là nghiên cứu nhóm so sánh với bệnh vì chúng khác với nhóm so sánh trong nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)