1. Vai trò của sai số có hệ thống
1.1. Sai lệch lựa chọn
Nhìn chung khả năng xảy ra sai lệch lựa chọn trong nghiên cứu thuần tập ít hơn so với nghiên cứu bệnh-chứng, đặc biệt là trong nghiên cứu thuần tập tương lai. Vì trong nghiên cứu thuần tập tương lai tình trạng phơi nhiễm được xác định trước khi xuất hiện bệnh nên sự phân loại phơi nhiễm không bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thuần tập hồi cứu, giống như trong nghiên cứu bệnh - chứng, cả tình trạng phơi nhiễm và bệnh đã xảy ra trước thời điểm nghiên cứu.
Trong trường hợp này, sai lệch lựa chọn có thể xuất hiện khi sự hiểu biết về bệnh có ảnh hưởng đến sự lựa chọn hoặc phân loại các cá thể nghiên cứu thành các nhóm có và không có phơi nhiễm.
1.2. Sai lệch phân loại
Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai số trong nghiên cứu thuần tập là mức độ chính xác của việc
phân loại các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm có và không có phơi nhiễm. Nhiều cá thể có phơi
nhiễm được xếp vào nhóm không phơi nhiễm và ngược lại. Tương tự như vậy, sai số cũng xảy ra khi
đánh giá tình trạng bệnh.
Tính giá trị của nghiên cứu không chỉ bị ảnh hưởng bởi tính chính xác và hoàn hảo của thông tin
về phơi nhiễm và bệnh mà ta thu được mà còn bị ảnh hưởng bởi mức độ sai lệch trong phân loại các
nhóm nghiên cứu.
Thông thường có các loại sai lệch sau:
- Sai lệch phân loại ngẫu nhiên: xảy ra khi sự phân loại không chính xác các đối tượng nghiên cứu
giống nhau ở cả hai nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm.Sai lệch này hay xảy ra vì việc đo lường các
biến số là một việc khó khăn dẫn đến làm lu mờ hay ước lượng non sự kết hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh.
- Sai lệch phân loại không ngẫu nhiên: xảy ra khi sai số về phân loại phơi nhiễm hay bệnh không
giống nhau ở cả hai nhóm nghiên cứu.Tuỳ từng trường hợp, sai lệch này có thể dẫn đến ước lượng non
hay trội sự kết hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh.
2. Ảnh hưởng của việc mất các đối tượng nghiên cứu trong quá trình theo dõi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai số có hệ thống trong nghiên cứu thuần tập có liên quan đến việc
theo dõi đối tượng nghiên cứu, là khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi phát triển bệnh.Nhiều cá
thể ở nhóm phơi nhiễm hay không phơi nhiễm sẽ không theo được vào thời điểm nghiên cứu kết thúc.
Nếu tỷ lệ này lớn, khoảng 30-40%, sẽ dẫn đến nghi ngờ tính giá trị của kết quả nghiên cứu.Vấn đề đánh
giá kết quả sẽ trở nên khó khăn hơn, nếu tỷ lệ này không lớn.
làm cho việc mất các đối tượng nghiên cứu ở mức thấp nhất có thể.Người nghiên cứu phải tiến hành xác định hậu quả phát triển bệnh của các đối tượng không theo được bằng nhiều nguồn khác nhau, rồi so sánh với các số liệu đã thu thập được từ các cá thể đã theo dõi được
3. Ảnh hưởng của sự không tham gia nghiên cứu
Trong thực tế ở mỗi nghiên cứu thuần tập, chỉ có một phần những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu. Những đối tượng đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ khác với những đối tượng không tham gia vào nghiên cứu về nhiều khía cạnh quan trọng bao gồm: động cơ, thái độ và tình trạng phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, điều này dẫn đến hạn chế tính khái quát của nghiên cứu hoặc ước lượng
non kết hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh.Do vậy cần phải so sánh các đối tượng tham gia và không
tham gia nghiên cứu về một số đặc trưng cần thiết: điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường chăn
nuôi, tuổi, giống, loài…Nếu thấy những đặc trưng này giống nhau ở cả đối tượng tham gia và không
tham gia, thì các ảnh hưởng khác cũng tương tự nhau.