* Nguồn nhóm chứng từ các cá thể đang bị bệnh khác (không phải bệnh mà ta đang nghiên
cứu)
- Ưu điểm:Dễ xác định, dễ tập hợp, có đủ số lượng, ít tốn kém về kinh tế, khi động vật bị bệnh
người chủ sẽ quan tâm hơn, sự hợp tác sẽ cao hơn, tích cực hơn… Nên sẽ thu thập được nhiều thông tin
trong quá khứ.
- Nhược điểm: Do bị bệnh nên các cá thể này khác với những cá thể khoẻ mạnh về nhiều mặt,
nó có thể liên quan đến bệnh. Do vậy nhiều khi nó không đại diện một cách chính xác cho sự phân bố
cảm nhiễm của quần thể mà từ đó nhóm bệnh được chọn ra.
Một vấn đề quan trọng được đặt ra là những loại bệnh nào được chọn làm nhóm chứng? Về mặt thực hành, những cá thể và bệnh được biết là có sự kết hợp hoặc âm tính hoặc dương tính với phơi nhiễm
phải được loại từ ra khỏi nhóm chứng.Một số cá thể thay đổi mức độ phơi nhiễm sau khi mắc bệnh cũng
phải được loại trừ ra khỏi nhóm chứng.Tuy nhiên đối với nhiều phơi nhiễm không phải lúc nào cũng dễ
dàng có được nhóm chứng thực sự không liên quan tới yếu tố nghiên cứu.
* Nguồn nhóm chứng là quần thể tổng quát: Khi nhóm chứng được chọn từ những cá thể bị
bệnh không đạt đủ tiêu chuẩn về khoa học và khả năng thực hiện mà ta mong muốn nhóm chứng có thể được chọn từ quần thể tổng quát.
- Ưu điểm: Trong trường hợp này sử dụng nhóm chứng từ quần thể đảm bảo sự so sánh tốt nhất
vì các cá thể này xuất phát từ cùng một nguồn mà ta chọn nhóm bệnh.Có thể chọn lựa bằng nhiều cách
khác nhau: có thể lấy các cá thể khoẻ mạnh sống trong cùng một khu vực, cùng một trang trại, một xí nghiệp chăn nuôi….
- Nhược điểm:Việc xác định và lựa chọn thường tốn kém và mất thời gian hơn nhóm chứng lấy
từ các cá thể đang có bệnh, chất lượng thông tin thu thập được có thể khác nhau giữa nhóm bệnh và
nhóm chứng vì những người chủ của nhóm chứng nhiều khi không thể nhớ được tiền sử phơi nhiễm
chính xác.Người chủ thường ít có động cơ tham gia nghiên cứu do chưa thấy được hết tác hại của bệnh
* Số nhóm chứng:Sau khi lựa chọn nhóm chứng, vấn đề đặt ra là nên sử dụng một hay nhiều
nhóm chứng. Lý tưởng nhất là có một nhóm chứng thích hợp với nhóm bệnh.Thực tế cho thấy rất khó có
được một nhóm so sánh thích hợp, đặc biệt khi nhóm chứng được chọn từ những cá thể bị bệnh.Trong
trường hợp này nhất thiết phải sử dụng nhiều nhóm chứng được chọn từ các cá thể với những chẩn đoán khác nhau, điều này có thể cung cấp các thông tin có giá trị về bản chất của sự kết hợp mà ta nghiên cứu cũng như về các sai lệch có thể xảy ra
Đôi khi việc sử dụng nhiều nhóm chứng được tiến hành khi có sự lo ngại rằng một nhóm chứng đã được lựa chọn có một sự thiếu hụt đặc biệt nào đó đòi hỏi phải bổ sung bằng các nhóm chứng khác. Do đó một nhóm chứng thứ hai được đưa vào nghiên cứu là nhóm chứng chọn từ quần thể tổng quát.
* Số cá thể ở nhóm chứng: Khi nhóm bệnh dễ xác định, nhóm chứng lớn và việc thu thập thông
tin không tốn kém: tỷ số giữa các cá thể ở nhóm chứng với nhóm bệnh là 1/1.Ngược lại, khi cỡ mẫu ở
nhóm bệnh nhỏ, giá thành cho việc thu thập thông tin lớn, tỷ số các cá thể ở nhóm chứng với nhóm bệnh có thể thay đổi để đạt cỡ mẫu mong muốn. Khi tỷ số này tăng lên, sức mạnh thống kê của nghiên cứu cũng tăng lên, nhưng không nên tăng quá tỷ lệ 4/1.
Khi quần thể từ đó chọn ra nhóm chứng đã được xác định và số cá thể cần thiết đã biết:Các cá
thể ở nhóm chứng sẽ được chọn theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên hay mẫu hệ thống dựa trên những đặc
trưng đồng nhất về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, phong tục tập quán chăn nuôi… với nhóm bệnh.Bất
kể nhóm chứng được chọn theo phương pháp nào, điều quan trọng là để có được những thông tin khách quan, trách được sai lệch có hệ thống.
VD: việc loại trừ những cá thể khó tiếp cận được sẽ làm sai lệch kết quả nếu nó có liên quan đễn mức độ phơi nhiễm mà ta nghiên cứu.
3. Thu thập thông tin về bệnh và tình trạng phơi nhiễm
Thông tin về tình trạng bệnh có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: chủ gia súc, tài liệu, hồ
sơ lưu trữ của các cơ quan quản lý về thú y các cấp…Tuy nhiên, dù thu thập thông tin từ bất kỳ nguồn
nào cũng phải đảm bảo chính xác, khách quan, dễ so sánh giữa các nhóm nghiên cứudựa trên những tiêu
chuẩn chẩn đoán chặt chẽ và nghiêm ngặt từ đó nhóm bệnh sẽ được xác định.
Thông tin có thể thu thập bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên phương pháp thu thập
phải giống nhau giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.Cần chú ý đánh giá ảnh hưởng của phơi nhiễm, tức là
xác định khoảng thời gian phơi nhiễm có thể dẫn đến bệnh, điều này phụ thuộc vào hiểu biết về cơ chế của quá trình bệnh.
Trong nhiều nghiên cứu bệnh - chứng, sử dụng khoảng thời gian tiếp xúc quá dài, sẽ gộp cả khoảng thời gian không liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và sẽ dẫn đến phân loại sai hay đánh giá sai
ảnh hưởng của phơi nhiễm. Vấn đề là phải đánh giá các khoảng thời gian khác nhau, và từ đó sẽ có
thông tin về khoảng thời gian thích hợp nhất có thể là nguy cơ phát bệnh.