CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1 Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 97)

1. Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Là phương pháp thường quy, kinh điển hiện đang được dùng trong các phòng thí nghiệm. Bao gồm các bước: nuôi cấy, phân lập, chẩn đoán, xét nghiệm, định lượng, gây bệnh, kiểm tra sức đề kháng, hiệu quả của các thuốc, vacxin…

2. Thử nghiệm lâm sàng

Thử nghiệm lâm sàng là một thử nghiệm có kế hoạch được thực hiện trên thực địa, được bố trí một cách chặt chẽ, khách quan trên hai nhóm nền tảng để so sánh, đánh giá kết quả quan sát được.

2.1. Thử nghiệm phương pháp điều trị

Nhiều thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp điều trị. VD: phương pháp phẫu thuật, cách quản lý chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hộ lý…

Thử nghiệm gây tê bằng phương pháp châm cứu hoặc gây tê bằng phương pháp dùng thuốc tê khi phẫu thuật.

2.2. Thử nghiệm thuốc điều trị

Thử nghiệm thuốc điều trị, được chia làm 4 phần:

Giai đoạn 1: Dược lý lâm sàng và độc tính. Giai đoạn này nghiên cứu tính an toàn chứa không phải tính hiệu quả của thuốc, rồi sau đó xác định liều sử dụng thích hợp. Trước tiên được thử trên động vật thí nghiệm, sau đó mới tiến hành thử nghiệm với một số nhỏ động vật khoẻ mạnh.

Giai đoạn 2: Điều tra ban đầu ảnh hưởng lâm sàng của thuốc điều trị. Giai đoạn này điều tra trên một phạm vi nhỏ về hiệu quả và sự an toàn của thuốc do vậy cần theo dõi sát sao các động vật vật bệnh được điều trị thử nghiệm. Tuy nhiên cần tính toán cỡ mẫu cho phù hợp.

Giai đoạn 3: Đánh giá tác dụng của thuốc trên một phạm vi lớn. Sau khi xác định tính hiệu quả của thuốc, cần phải so sánh với các phương pháp hiện đang được áp dụng. Giai đoạn này thực chất đồng nghĩa với khái niệm “thử nghiệm lâm sàng”. Là một phương pháp khoa học và chính xác nghiên cứu tác dụng lâm sàng của một thuốc điều trị mới.

Giai đoạn 4: Giám sát thuốc trên thị trường. Giai đoạn này nhằm giám sát các ảnh hưởng phụ của thuốc, nghiên cứu bổ sung lâu dài trên phạm vi lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, sự quan tâm chú ý của những người hoạt động về lĩnh vực thú y.

2.3. Thử nghiệm phòng bệnh

Thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc đánh giá tác dụng của một tác nhân hay một phương pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ở những quần thể động vật khoẻ có nguy cơ mắc bệnh:

- Tiêm phòng vacxin để phòng bệnh cho gia súc. Có thể dùng vacxin sống nhược độc, chết, đa giá, tái tổ hợp…

- Đề ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác: vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, khu vực chăn nuôi…

Trong khi thử nghiệm lâm sàng thường được áp dụng ở các cá thể thì thử nghiệm phòng bệnh cũng có thể được áp dụng ở các cá thể nhưng thường là trên quần thể toàn bộ, mang tính chất rộng rãi hơn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)