Yếu tố truyền lây

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 36)

- Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến Những vùng này thường là những vùng

3. Yếu tố truyền lây

Yếu tố truyền lây là khâu thứ hai của trình sinh dịch nó đóng vai trò trung gian đưa mầm bệnh từ nguồn bệnh tới động vật cảm thụ. Trên yếu tố truyền lây mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian nhất định rồi sẽ bị tiêu diệt, thời gian tồn tại phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại yếu tố truyền lây.

Các yếu tố truyền lây gồm hai loại: Những yếu tố sinh vật và những yếu tố không phải là sinh vật.

* Yếu tố truyền lây sinh vật

- Côn trùng, tiết túc: Côn trùng tiết túc đóng vai trò truyền lây theo hai cách là truyền lây cơ học và truyền lây sinh học.

+ Truyền lây cơ học: côn trùng và mầm bệnh không có mối quan hệ sinh học, mầm bệnh chỉ tồn tại mà không có biến hoá nào cả: mầm bệnh chỉ dính ở thân, vòi…

+ Truyền lây sinh học: mầm bệnh tồn tại và phát triển trong cơ thể con trùng trong suốt đời sống của nó: nhân lên, hoặc biến đổi hình thái, hoặc chuyển sang ký chủ khác

- Các loài thú khác: cần đặc bệit chú ý tới các loài chim di cư, loại gặm nhấm nhím, chuột vì chúng có thể mang và làm phát tán mầm bệnh đi xa.

- Người: Cũng là yếu tố truyền lây quan quan trọng trong các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là những người do nghề nghiệp mà phải tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Mầm bệnh có thể dính vào tay, chân, quần áo, dầy dép và lan truyền đi xa.

* Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật

- Đất, nước, không khí: rất nhiều loại mầm bệnh có thể tồn tại ở ngoại cảnh rất lâu rồi từ đó lan truyền đi xa. Hoặc xâm nhập vào cơ thể động vật qua vết thương, qua đường hô hấp, tiêu hoá…

- Đồ vật dụng cụ: Mọi đồ vật dùng cho động vật bệnh hoặc tiếp xúc với con bệnh đều có thể mang và truyền bệnh, đây là yếu tố truyền lây khá phổ biến.

- Thức ăn, nước uống: là những yếu tố truyền lây phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi lây qua đường tiêu hoá.

Thức ăn nước uống rất dễ nhiễm mầm bệnh từ chất thải của con vật, từ đất, không khí, dụng cụ chế biến hoặc các động vật khác. Bản thân thức ăn bị hư hỏng có thể biến thành môi trường sinh sông cho nhiều loại mầm bệnh, nước uống có thể chứa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng.

- Thú sản và xác chết: Mọi sản phẩm và chất bài tiết lấy từ động vật bệnh: thịt, trứng, sữa, da, lông, phân, nước tiểu… Có thể chứa mầm bệnh và truyền bệnh cho động vật khác và con người, đặc biệt trong điều kiện giao thông ngày nay. Do vậy cần chú ý đến công tác vệ sinh tiêu độc, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 36)