CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP 1 Nghiên cứu thuần tập hồi cứu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 87)

1. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu

Thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào lúc cả phơi nhiễm và bệnh trạng đã xảy ra hoàn toàn.Nhưng

điểm khác biệt với thiết kế nghiên cứu bệnh chứng là ở thiết kế thuần tập hồi cứu này là:Chủ động chọn

sự kiện phơi nhiễm vào nhóm chủ cứu (Không chủ động chọn bệnh trạng làm nhóm chủ cứu). Sau đó

mới lần trở lại xem tình hình bệnh trạng đã xảy ra như thế nào ở cả hai nhóm chủ cứu và đối chứng.

2. Nghiên cứu thuần tập tương lai

Trong nghiên cứu này, tại thời điểm nghiên cứu:Các cá thể nghiên cứu đã bắt đầu có phơi nhiễm

với yếu tố nguy cơ nhưng chưa xuất hiện bệnh và được theo dõi một thời gian ngắn hoặc dài, có thể rất dài trong tương lai. Điều này phụ thuộc vào liều đáp ứng và thời gian đáp ứng của yếu tố nguy cơ đối với bệnh trạng

3. Nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu vừa tương lai

Các thông tin thu thập được vừa hồi cứu vừa tương lai trên cùng một quần thể.Loại nghiên cứu

này rất có ích đối với các phơi nhiễm vừa có ảnh hưởng ngắn vừa có ảnh hưởng dài

VD: một chất hoá học có thể làm tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh trong một vài năm sau khi phơi nhiễm hoặc nguy cơ ung thư sau hàng chục năm.

Sự lựa chọn thiết kế nghiên cứu này nhằm kiểm định lại một giả thuyết nào đó dựa trên sự cân nhắc hợp lý và khoa học, bởi các lý do sau:

- Nghiên cứu thuần tập hồi cứu: Được thực hiện nhanh và ít tốn kém hơn vì các sự kiện đã xảy ra vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, nó cũng hiệu quả khi nghiên cứu những bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài đòi hỏi phải theo dõi trong một thời gian dài mới thu thập được số mẫu thích hợp. Tuy nhiên, vì nghiên cứu thuần tập hồi cứu thường đánh giá phơi nhiễm ở những thời gian trước đó nên nó phụ thuộc

nhiều vào nhiều yếu tố. VD: Chủ gia súc có nhiệt tình tham gia hay không, hồ sơ lưu trữ (có thể được ghi

thông tin cần thu thập và không thể so sánh được.Những thông tin về các yếu tố khác như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thường không có trong hồ sơ lưu trữ

- Nghiên cứu thuần tập tương lai:Người nghiên cứu được sử dụng hồ sơ mới ghi chép có thể đánh

giá trực tiếp tình trạng phơi nhiễm. Thu thập được các thông tin về các yếu tố gây nhiễu thông qua quan

sát và hỏi trực tiếp chủ gia súc nếu cỡ mẫu lớn và theo dõi được toàn bộ, nghiên cứu thuần tập tương lai là rất đáng tin cậy và cung cấp được nhiều thông tin.

4. Nghiên cứu thuần tập lồng nghiên cứu bệnh chứng

Trong các nghiên cứu dịch tễ học, người ta thường thực hiện lồng nghiên cứu bệnh chứng vào một

nghiên cứu thuần tập hồi cứu hoặc tương lai.Thiết kế nghiên cứu này đặc biệt thích hợp khi thực hiện

trong những nghiên cứu lớn, tuy nhiên đòi hỏi chi phí tốn kém.

• VD: Thu thập mẫu máu của những lợn được nuôi bằng thức ăn có chứa kháng sinh, sau đó

tiếp tục theo dõi để xác định lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm và ảnh hưởng của nó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 87)