Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền lây

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 41)

- Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến Những vùng này thường là những vùng

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền lây

Ba khâu của quá trình truyền lây nguồn bệnh (mầm bệnh), yếu tố truyền lây (nhân tố trung gian truyền bệnh), động vật thụ cảm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đặc biệt là khâu thứ nhất và thứ ba là những khâu sinh vật, những khâu này có nhiều biến đổi dưới tác động của các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình truyền lây, làm cho bộ mặt của dịch biến đổi qua thời gian và không gian.

Bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra lẻ tẻ hay thành dịch địa phương (dịch vùng) hay thành dịch lưu hành hoặc thành dịch đại lưu hành (đại dịch). Đặc tính đó thuộc về mỗi bệnh, về mối quan hệ giữa động vật và mầm bệnh, nhưng vẫn chịu tác động của những yếu tố khác. Các yếu tố này được chia thành yếu tố thiên nhiên và yếu tố xã hội.

7.1. Yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, thảm thực vật, môi trường ngoại cảnh… Các yếu tố này ảnh hưởng có lợi hoặc không có lợi tới một hoặc nhiều khâu của quá trình truyền lây.

* Ảnh hưởng tới nguồn bệnh:

Đối với nguồn bệnh là động vật nuôi: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi, sự sinh sản, sức đề kháng, làm cho dịch khó hoặc dễ phát sinh, phát triển. Do đó làm giảm hoặc tăng nguồn bệnh và điều đó lại ảnh hưởng trở lại đến tính chất của dịch.

Đối với nguồn bệnh là dã thú, côn trùng, tiết túc: Ảnh hưởng của tự nhiên lại càng rõ rệt, những loài này đòi hỏi những điều kiện tự nhiên nhất định để sống và phát triển. Do vậy bệnh thường có chiều hướng tăng vào mùa sinh sản, phát triển của các loài đó, hoặc chỉ xuất hiện trong những vùng có các loài đó.

Như vậy, thông qua tác động đến nguồn bệnh, điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới mầm bệnh đó là làm tăng hay giảm độc lực của mầm bệnh trong nguồn bệnh. Ảnh hưởng này càng rõ rệt khi mầm bệnh được bài ra bên ngoài môi trường ngoại cảnh.

* Ảnh hưởng tới yếu tố truyền lây:

Đối với yếu tố truyền lây là sinh vật (nhất là đối với dã thú, côn trùng): điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng, đến vùng cư trú của chúng, mùa hoạt động của chúng.

Đối với yếu tố truyền lây không phải là sinh vật: điều kiện tự nhiên làm cho thời gian tồn tại của mầm bệnh trên những yếu này rút ngắn hay kéo dài, hoặc làm cho yếu tố truyền lây bị phân tán rộng ra hay thu hẹp lại.

* Ảnh hưởng tới động vật cảm thụ:

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sức đề kháng của động vật một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ảnh hưởng tới cây thức ăn, tới mật độ đàn làm cho sức cảm thụ của đàn thay đổi, điều kiện lây lan thay đổi và bộ mặt dịch cũng thay đổi theo.

7.2. Yếu tố xã hội

Bệnh truyền nhiễm của dã thú là một hiện sinh vật và chịu sự chi phối hoàn toàn của các quy luật tự nhiên.

Bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi xảy ra trong xã hội loài người nên bệnh dịch của động vật nuôi cũng chịu sự chi phối, quyết định của các quy luật xã hội. Con người có thể thông qua các hoạt động của mình mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các khâu của quá trình sinh dịch.

Các yếu tố xã hội: mức sống trình độ văn hoá, trình độ dân trí, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh tế, phong tục tập quán, trình độ tổ chức xã hội, chiến tranh, hoà bình, nạn đói… Đều ảnh hưởng đến quá trình truyền lây dịch bệnh ở động vật nuôi nhưng bao trùm lên tất cả các yếu tố đó chính là thể chế xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 41)