Một mục tiêu quan trọng của dịch tễ học là hình thành được một giả thuyết nhân - quả. Chính vì vậy các nghiên cứu mô tả phải đầy đủ chính xác để có thể gợi ý, phác thảo, hình thành một giả thuyết nhân quả.
VD: mô tả tỷ lệ tiêm phòng vacxin liên quan đến tình hình dịch bệnh của gia súc
Do vậy khi mô tả không chỉ mô tả về bệnh (hoặc một trạng thái, một hiện tượng sức khoẻ bất kỳ nào khác) mà còn phải mô tả song song với nó các yếu tố xét rằng có thể liên quan đến bệnh nghiên cứu. Chúng có thể là yếu tố nguy cơ nghi nghờ của bệnh. Không những thế cả bệnh và yếu tố nguy cơ nghi ngờ đều phải được biểu thị dưới dạng các biến và lượng.
Như vậy có thể thấy chỉ khi nào một giả thuyết nhân quả được hình thành thì một bệnh trạng trong quần thể mới được ngăn ngừa, hạn chế phân bố một cách chủ động và hiệu quả.
Giả thuyết nhân quả trong dịch tễ học là một mệnh đề đầy đủ để biểu thị cặp phạm trù nhân - quả, trong đó phải xác định quá trình thay đổi về chất từ một sự vật này đến một sự vật khác với những điều kiện của nó. Cho nên giả thuyết nhân quả về phương diện dịch tễ học phải được bao gồm các thành phần sau:
+ Yếu tố nguy cơ căn nguyên + Hậu quả
+ Mối quan hệ nhân quả + Quần thể
1. Yếu tố nguy cơ căn nguyên
Yếu tố nguy cơ được hiểu một cách rộng rãi đó là tất cả những yếu tố thuộc những bản chất khác nhau (vật lý, hoá học, sinh vật, sinh lý, tâm lý, di truyền, khí tượng, yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội…) mà sự tác động của chúng có thể tạo nên cho động vật những tình huống nguy hại cho sức khoẻ.
Các yếu tố này, xét về mặt thống kê phải có một kết hợp thống kê có ý nghĩa giữa chúng và bệnh và xét về mặt sinh học sẽ phải có những luận cứ căn nguyên sinh học trong kết hợp đó. Tuy nhiên, để xem xét được về phương diện thống kê, các yếu tố nguy cơ căn nguyên phải được định mức thành các các số đo về lượng để có thể định lượng, đo, đếm được một cách chính xác, sát thực.
2. Hậu quả
Trong mối quan hệ nhân quả, thì hậu quả là tất cả mọi bệnh trạng mà ta quan tâm nghiên cứu, bao gồm các bệnh đã được định nghĩa rõ ràng, những khuyết tật, những trạng thái không bình thường khác của sức khoẻ động vật, của quần thể.
Các bệnh trạng như vậy có thể được đếm tổng lượng là có bệnh hoặc chia ra thành từng giai đoạn, từng mức độ nặng nhẹ khác nhau trong cùng một bệnh tuỳ theo mục tiêu của nghiên cứu. Nhưng với điều kiện là khi tiến hành mô tả đã có cùng một thang chia mức thống nhất để có được những số đo tương ứng, từ đó mới có thể xử lý thống kê, đáp ứng được mức thống kê có ý nghĩa ở những ngưỡng xác suất khác nhau.
3. Mối quan hệ nhân quả
Đây chính là mối tương tác qua lại giữa 2 thành phần không thể thiếu được trong giả thuyết nhân quả: yếu tố nguy cơ và bệnh. Do vậy khi mô tả căn nguyên và hậu quả phải mô tả như thế nào để nêu bật lên mối tương tác này.
Khi mô tả yếu tố nguy cơ không những phải nêu bản chất mà còn phải gắn chặt với cường độ tác động của chúng, thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của từng cá thể và quần thể trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Chúng ta có thể quan niệm mối tương tác quan hệ nhân quả chính là quan hệ lượng - chất: + Sự tích luỹ về lượng nhiều hay ít sau một thời gian ngắn hoặc dài đến một ngưỡng nào đó sẽ xảy ra sự biến đổi về chất.
+ Điều này được tóm lại bằng liều đáp ứng và thời gian đáp ứng nhất định của một yếu tố đối với từng bệnh cụ thể.
4. Quần thể
Phải quan niệm rằng, yếu tố nguy cơ mà chúng ta nghiên cứu tác động lên những cơ thể là như nhau. Nghĩa là mối quan hệ nhân quả đó phát huy tác dụng lên một quần thể nhất định. Quần thể này thường bao gồm một tập hợp những cá thể đồng nhất tối đa với nhau về các điều kiện kể cả các điều kiện nội sinh và ngoại sinh để đảm bảo rằng tác động của yếu tố nguy cơ và khả năng xuất hiện bệnh không