PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 91)

Phân tích kết quả trong nghiên cứu thuần tập có liên quan đến việc tính toán các tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm thuần tập mà ta nghiên cứu:

- Nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ - Nhóm không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ

- Các mức độ phơi nhiễm khác nhau đối với các yếu tố nguy cơ - Sự phối hợp giữa các yếu tố nguy cơ với nhau.

Bảng tiếp liên (2x2) Hậu quả Chủ động chọn vào nghiên cứu Bệnh Không Tổng Có phơi nhiễm Không phơi nhiễm

a c b d a + b c + d Tổng a + c b + d a + b + c + d Trong đó

a: là số cá thể được chọn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, mà khi nghiên cứu thấy phát triển bệnh b: là số cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi nghiên cứu không thấy phát triển bệnh c: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi nghiên cứu thấy có phát triển bệnh d: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và cũng không phát triển bệnh.

Đối với nghiên cứu thuần tập có thời gian theo dõi thay đổi, người ta trình bày số liệu theo một bảng khác vì lúc này kết quả thu được là đơn vị thời gian-con các cá thể theo dõi có phơi nhiễm và không phơi nhiễm không phải là tổng số cá thể ở mỗi nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, trong trường hợp này không cần thiết phải tính toán tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm. Ta có thể lập ra bảng tiếp liên (2x2), như sau:

Bảng tiếp liên (2x2)

Hậu quả Chủ động chọn

Bệnh Không

Thời gian theo dõi (thời gian-con)

Có phơi nhiễm a - PY1

Không phơi nhiễm c - PY0

Tổng a + c - PY1 + PY0

Trong đó

a: là số cá thể được chọn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, mà khi nghiên cứu thấy phát triển bệnh c: là số cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, nhưng khi nghiên cứu thấy có phát triển bệnh PY1: Tổng thời gian theo dõi đối với các cá thể a

PY0: Tổng thời gian theo dõi đối với các cá thể c

1. Nguy cơ tương đối (Relative risk: RR)

Dựa vào số liệu được trình bày ở bảng 2x2 ta có thể tính được nguy cơ tương đối:

CIeR Ie a/(a+b)

RR= = =

CIoR Io c/(c+d)

CIeR: là tỷ lệ mới mắc tích luỹ ở nhóm có phơi nhiễm CIoR: là tỷ lệ mới mắc tích luỹ ở nhóm không phơi nhiễm

Nếu RR>1: có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có phơi nhiễm Nếu RR=1: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, tức yếu tố phơi nhiễm không ảnh hưởng đến quần thể động vật.

Nếu RR<1: có sự kết hợp âm tính, hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm Hậu quả

Chọn vào

nghiên cứu Bệnh Không

Tổng

Ăn sống 111 139 250

Ăn chín 47 203 250

Tổng 158 342 500

*VD: 500 lợn được phân làm 2 lô, mỗi lô 250 con, được cho ăn theo chế độ khác nhau, theo dõi trong vòng 01 tháng. Kết quả được trình bày tại bảng trên.

Ta có thể tính được nguy cơ tương đối như sau: RR = 111/47 = 2,36

Như vậy có thể nhận thấy, nếu cho lợn ăn sống nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2,36 lần so với cho lợn ăn chín.

Nguy cơ tương đối được tính bằng tỷ suất giữa tỷ lệ mật độ mới mắc ở những cá thể có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.

Công thức được biểu diễn:

IDe a/PY1

RR = =

IDo c/PY0

Trong đó:

IDe: Tỷ lệ mật độ mới mắc ở nhóm có phơi nhiễm IDo: Tỷ lệ mật độ mới mắc ở nhóm không phơi nhiễm

Nếu RR>1: có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có phơi nhiễm Nếu RR=1: không có kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh

Nếu RR<1: có sự kết hợp âm tính, hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm * VD: Nghiên cứu hồi cứu về bổ sung canxi cho lợn con. Sau khi theo dõi 100 tháng-con, thấy có 9 con lợn ở nhóm có bổ sung canxi mắc bệnh còi xương; ở nhóm không bổ sung canxi, trong 90 tháng-con thấy có 25 con mắc bệnh còi xương.

Hậu quả Chủ động chọn

Bệnh Không

Tổng thời gian theo dõi (tháng-con)

Không bổ sung canxi 25 - 90

Bổ sung canxi 9 - 100

Tổng 34 - 190

Ta có thể tính nguy cơ tương đối như sau:

25/90 25x100

RR = = = 3,09

9/100 9x90

Như vậy kết quả này cho thấy, nếu không bổ sung canxi cho lợn con thì nguy cơ mắc bệnh còi xương tăng 3,09 lần so với lợn con được bổ sung canxi

2. Nguy cơ quy thuộc và nguy cơ quy thuộc phần trăm

Nguy cơ quy thuộc được tính như là sự chênh lệch về tỷ lệ mới mắc tích luỹ hay tỷ lệ mật độ mới

mắc tuỳ theo thiết kế nghiên cứu.Công thức tính được biểu diễn như sau:

AR=CIeR – CIoR = IDe – IDo Nếu AR=0: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh

AR>0: có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, số các trường hợp bệnh ở nhóm có phơi nhiễm được được quy cho là phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ

AR<0: có sự kết hợp hoặc kết hợp âm tính

Để đánh giá sự giảm tỷ lệ mới mắc bằng giảm phơi nhiễm, nguy cơ quy thuộc thường được tính bằng phần trăm. Công thức tính được biểu diễn như sau:

RR – 1

AR% = x100

RR

* VD: trong nghiên cứu bổ sung canxi cho lợn con, nguy cơ quy thuộc phần trăm được tính như sau: AR% = [(3,09-1)/3,09] x 100 = 67,64%

Như vậy, có đến 67,64% lợn con bị còi xương là do không bổ sung canxi, do vậy cần bổ sung canxi để hạn chế bệnh còi xương.

3. Nguy cơ quy thuộc quần thể và nguy cơ quy thuộc quần thể theo phần trăm

Nếu tỷ lệ mắc bệnh ở quần thể tổng quát có thể ước lượng hay biết được từ một nguồn khác, nếu

sự phân bố phơi nhiễm ở các nhóm nghiên cứu được coi là đại diện cho quần thể. Những thông số này

dùng để ước lượng tỷ lệ mới mắc ở các nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm.

Nguy cơ quy thuộc của quần thể (Population Attributable Risk: PAR) là sự tăng cao tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể quy cho là do phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.

PAR = I

T – Io hay PAR = (AR)(Pe)

Nếu tỷ lệ phơi nhiễm ở các nhóm nghiên cứu được coi như tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể (Pe), ta có thể tính được nguy cơ quy thuộc quần thể theo phần trăm. Phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể phản ánh tỷ lệ bệnh ở quần thể nghiên cứu được quy cho phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và có thể hạn chế tỷ lệ bệnh nếu hạn chế phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ. Công thức này được biểu diễn như sau:

PAR PAR% = x 100

I

T Trong đó:

IT là tỷ lệ mới mắc của bệnh trong quần thể, được ước lượng: a+c/a+b+c+d

Io Là tỷ lệ mới mắc bệnh của bệnh trong số không có phơi nhiễm, được ước lượng: c/c+d

AR: là nguy cơ quy thuộc của nhóm phơi nhiễm trong quần thể, được ước lượng: a/(a+b) – c/(c+d) Pe là tỷ lệ các cá thể có phơi nhiễm trong quần thể, được ước lượng: a+b/a+b+c+d

* VD: trong thí nghiệm bổ sung cho lợn ăn sống và ăn chín, có thể tính nguy cơ quy thuộc quần thể như sau:

PAR= 158/500 - 47/250 = 0,128 = 128x10-3 PAR=(111/250-47/250)x250/500=0,128=128x10-3

Như vậy, nếu ngừng cho lợn ăn sống ta có thể loại trừ tỷ lệ lợn bị mắc bệnh là 128 phần 1000. Ta có thể tính phần trăm nguy cơ quy thuộc quần thể như sau:

PAR%=(0,128/0,316)x100=40,51%

Như vậy, có thể nhận thấy 40,51% lợn bị bệnh trong quần thể là do ăn sống, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách không cho ăn sống.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)