1. Sai lệch lựa chọn (Selection Bias)
Sai lệch lựa chọn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình chúng ta lựa chọn nhóm bệnh và
nhóm chứng vào nghiên cứu.Có nhiều tình huống dẫn đến sai lệch lựa chọn:
- Các tình huống có chung một đặc điểm: Đó là sự khác nhau về tình trạng bệnh và phơi nhiễm
giữa những đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Có những đối tượng đủ tiêu chuẩn nhưng không tham gia hoặc không được lựa chọn. Sai lệch
này xuất hiện khi tỷ lệ trả lời thấp hay trả lời không giống nhau giữa chủ nhóm bệnh và nhóm chứng.
2. Sai lệch quan sát (Observation bias)
Sai lệch quan sát là sự sai lệch trong việc thu thập thông tin về tình trạng phơi nhiễm và bệnh. Sai lệch này xảy ra do thông tin về phơi nhiễm được thu thập từ những đối tượng nghiên cứu sau khi
đã mắc bệnh.Trình độ của chủ gia súc cũng ảnh hưởng tới việc báo cáo, ghi chép hay giải thích thông
tin về bệnh.
3. Sai lệch hồi tưởng (Recall bias)
Sai lệch hồi tưởng là sai lệch về sự nhớ lại tiền sử phơi nhiễm ở nhóm bệnh và nhóm chứng. Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu bệnh-chứng là hỏi trực tiếp chủ gia súc nên nó có thể cho những kết quả khác nhau tuỳ theo sự hợp tác và sự nhiệt tình của họ.
4. Sai lệch phân loại
Sai lệch phân loại có liên quan với những sai lệch trong việc phân loại sai phơi nhiễm và tình trạng
bệnh. Những sai lầm như vậy là không thể tránh khỏi trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Sai lệch phân loại không ngẫu nhiên: khi phân loại tình trạng phơi nhiễm hay bệnh không như nhau ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng
Như vậy nghiên cứu bệnh – chứng có những ưu điểm và nhược điểm sau:
* Ưu điểm : Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém hơn so với các nghiên cứu phân tích khác.
Đặc biệt thích hợp với những bệnh có thời kỳ ủ bệnh kéo dài. Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm vì
các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở tình trạng bệnh. Có khả năng điều tra ảnh hưởng của
nhiều yếu tố căn nguyên và là bước khởi đầu cho việc xác định các yếu tố phòng bệnh hay nguyên nhân của một bệnh mà ta còn biết rất ít.
* Nhược điểm : Không có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm, trừ khi nghiên cứu rất
lớn hay phơi nhiễm phổ biến ở những đối tượng mắc bệnh. Không tính toán được trực tiếp tỷ lệ mắc
bẹnh ở nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm trừ khi nghiên cứu dựa trên quần thể.Trong một
vài trường hợp, mối quan hệ về mặt thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh có thể xác định được.Nhạy cảm
với các sai lệch đặc biệt là sai lệch lựa chọn và hồi tưởng.
Nghiên cứu bệnh - chứng là một nghiên cứu đặc biệt điều tra các bệnh hiếm và vai trò của yếu tố nguy cơ: Vì giá thành thấp và hiệu quả cao, nghiên cứu bệnh - chứng là bước đầu tiên trong việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh. Nếu thiết kế và thực hiện chính xác, nghiên cứu bênh-chứng là một phương pháp nghiên cứu có giá trị và đáng tin cậy để kiểm tra các giả thuyết dịch tễ học.
PHẦN 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP I. ĐỊNH NGHĨA I. ĐỊNH NGHĨA
Nghiên cứu thuần tập (Cohort Studies) hay còn gọi là nghiên cứu theo dõi (Follow-up Studies).Là
loại nghiên cứu phân tích quan sát, trong đó một hay nhiều nhóm cá thể được chọn trên cơ sở có phơi nhiễm hay không phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ. Tại thời điểm tình trạng phơi nhiễm được xác định, tất cả các đối tượng nghiên cứu chưa mắc bệnh mà ta nghiên cứu và được theo dõi trong một thời
gian dài để đánh giá sự xuất hiện của bệnh đó.Hay nói cách khác điểm xuất phát của nghiên cứu thuần
tập là căn cứ vào sự kiện:Có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ (nhóm chủ cứu),Không phơi nhiễm với yếu
tố nguy cơ (nhóm đối chứng) rồi sau đó mới xem xét theo dõi về bệnh trạng ở cả 2 nhóm đó như thế
nào? Thời điểm bắt đầu tiến hành nghiên cứu là hiện tại, những thời điểm xảy ra sự kiện có thể khác
nhau tuỳ theo thiết kế ban đầu.