Tính chất dịch do các yếu tố tự nhiên, xã hội gây ra

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 42)

- Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến Những vùng này thường là những vùng

8. Tính chất dịch do các yếu tố tự nhiên, xã hội gây ra

* Tính chất mùa

Nhiều dịch bệnh của gia súc có tính chất mùa rõ rệt, có bệnh chỉ lẻ tẻ quanh năm nhưng đến một mùa nào đó lại rộ lên, có bệnh chỉ tới mùa nhất định mới phát sinh.

Nước ta miền Bắc thường xảy ra dịch nặng vào vụ Hè – Thu và vụ Đông – Xuân, ở miền Nam thường xảy ra dịch vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Do vào những mùa này cơ thể gia súc chịu ảnh hưởng của thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng giảm sút. Trong cơ thể gia súc có những biến đổi về hằng số sinh lý theo mùa. Cũng theo mùa mà các yếu tố truyền lây sinh vật thay đổi về loài, về số lượng, về hoạt động.

Hoạt động xã hội cũng góp phần tạo ra tính chất mùa của dịch như: các lễ hội, phương thức chăn nuôi thay đổi theo mùa, các sinh hoạt khác theo mùa, đều kết hợp với các yếu tố tự nhiên để tạo ra tính chất mùa cho dịch bệnh của gia súc.

Nắm được tính chất mùa của dịch có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh, phòng bệnh và nghiên cứu khoa học.

* Tính chất vùng

Nhiều dịch bệnh gia súc xuất hiện ở những vùng nhất định do các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai, quần thể thực vật ở một vùng thường có liên quan tới sự phát triển của một loài gia súc hoặc liên quan tới sự tồn tại của một loại mầm bệnh hoặc có liên quan đến sự phát triển của một loại yếu tố truyền lây sinh vật nào đó. Vì vậy một số bệnh có khả năng phát sinh tồn tại trong những vùng nhất định đó.

Các yếu tố xã hội, tập quán từng vùng, các cơ sở chăn nuôi tập trung từng vùng… cũng góp phần tạo ra tính chất vùng của dịch bệnh.

Nước ta dịch bệnh động vật thường có 3 vùng rõ rệt vùng núi có các bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Nhiệt thán…; vùng trung du có các bệnh THT trâu bò, bệnh do Xoắn khuẩn, ký sinh trùng đường máu…; vùng đồng bằng có các bệnh: Đóng dấu lợn, THT lợn, Newcastle…

Tuy nhiên cùng với việc mở rộng thông thương buôn bán gia súc và các sản phẩm thú sản ở trong nước, cũng như với nước ngoài, có thể làm cho tính chất vùng có thay đổi trong một chừng mực nào đó.

Nắm bắt được tính chất vùng của dịch bệnh cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, phòng chống bệnh và NCKH.

* Tính chất chu kỳ

Trong điều kiện chưa có tác động của con người, một số dịch bệnh của động vật nuôi xuất hiện theo chu kỳ nhất định. Đối với tiểu gia súc, thường là chu kỳ ngắn, dịch xảy ra trong phạm vi một năm, nó trùng với tính chất mùa. Nhưng đối với đại gia súc, thường là chu kỳ dài, thường khoảng 3-5 năm dịch bệnh lại tái phát một lần.

Cho đến nay, sự hiểu biết về nguyên nhân của tính chu kỳ chưa được đầy đủ. Một cách giải thích đó là dựa vào sự biến đổi tính cảm thụ của quần thể động vật trong vùng dịch.

Tính chu kỳ cũng rõ rệt đối với dịch của dã thú, nhiều loại dã thú có chu kỳ phát triển và chu kỳ chết dịch.

Tuy nhiên các tính chất nói trên không phải cố định, mà con người có thể bằng các hoạt động của mình để xoá bỏ các tính chất ấy (VD: nước ta đã xoá bỏ tính chất chất vùng và chu kỳ của bệnh dịch tả trâu bò).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)