THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP 1 Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 88)

1. Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm

Tuỳ từng nghiên cứu thuần tập, nhóm cá thể có phơi nhiễm được chọn từ nhiều nguồn khác nhau.

Sự lựa chọn phụ thuộc vàoviệc cân nhắc tính khoa học và khả năng thực hiện, tần số phơi nhiễm, nhu

cầu đạt được các thông tin theo dõi về phơi nhiễm chính xác và đầy đủ từ tất cả các đối tượng nghiên cứu,

bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu

Đối với các phơi nhiễm phổ biến thì có thể dễ dàng xác định một số lượng đủ lớn các cá thể có

phơi nhiễm từ quần thể tổng quát. Nghiên cứu này có thể dùng để điều tra và nghiên cứu đối với các

bệnh phổ biến, cho phép đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ đối với nhiều bệnh. Những đối

tượng nghiên cứu được điều tra xác định tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ và được theo dõi sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện bệnh trong tương lai.

Đối với các phơi nhiễm hiếm có liên quan tới các yếu tố môi trường của những vùng địa dư xác định, thông thường người ta sẽ chọn một nhóm đặc biệt.

VD: chọn các cá thể sống gần môi trường độc hại, có chất tồn dư, phóng xạ…

Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm từ những nhóm đặc biệt này cho phép tích luỹ số cá thể có phơi

nhiễm đủ lớn trong một khoảng thời gian hợp lý.Sử dụng những nhóm thuần tập giúp ta xác định những

yếu tố bệnh căn trong những hoàn cảnh cụ thể.Là những phương pháp có hiệu quả xác định sự có mặt

của yếu tố nguy cơ trong quần thể tổng quát vì những nhóm đặc biệt này có phơi nhiễm nhiều hơn so với

quần thể tổng quát, nên sẽ cung cấp những bằng chứng đầu tiên về mối quan hệ giữa phơi nhiễm và

bệnh.Việc sử dụng những nhóm thuần tập đặc biệt cho phép đánh giá các bệnh hiếm trong quần thể vì

nó lại tương đối phổ biến ở những nhóm có phơi nhiễm đặc biệt và ta có thể thu thập được số cá thể đủ lớn cần thiết cho nghiên cứu dễ theo dõi và thu thập được những thông tin cần thiết.

2. Lựa chọn nhóm so sánh

Việc lựa chọn nhóm so sánh gồm những cá thể không có phơi nhiễm cũng quan trọng và khó như việc lựa chọn nhóm chứng trong nghiên cứu bệnh chứng.

Nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn:Nhóm so sánh phải giống nhóm có phơi nhiễm ở mức tất cả các yếu tố khác có thể liên quan đến bệnh trừ một yếu tố mà ta nghiên cứu để đảm bảo rằng nếu không sự có kết

hợp thực sự giữa phơi nhiễm và bệnh tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm so sánh sẽ giống như nhóm chủ cứu.Một điều

quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin thu thập có thể so sánh được với nhóm có phơi nhiễm.

2.1. Nhóm so sánh bên trong

Nếu nghiên cứu thuần tập dựa trên một nhóm thuần tập tổng quát, các cá thể được chia thành các

mức độ phơi nhiễm, người ta áp dụng nhóm so sánh bên trong.

VD: Nghiên cứu của Doll và Hill, so sánh tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá với những người hút thuốc lá ở các mức độ khác nhau.

Nghiên cứu này cho thấy rằng:Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở những người hút thuốc lá tăng cao

hơn so với người không hút thuốc lá và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo mức độ hút thuốc lá. Như vậy để giảm tỷ lệ chết do ung thư phổi cần giảm tỷ lệ hút thuốc lá

2.2. Nhóm so sánh bên ngoài

Đối với nghiên cứu thuần tập có sử dụng những nhóm phơi nhiễm đặc biệt, người ta không thể xác

định một nhóm so sánh mà hoàn toàn không có phơi nhiễm.Trong trường hợp này, nhóm so sánh bên

ngoài được áp dụng.

VD: nhóm quần thể tổng quát ở vùng mà nhóm có phơi nhiễm sống.

Tỷ lệ mắc bệnh quan sát được ở nhóm chủ cứu được so sánh với tỷ lệ mắc bệnh của quần thể tổng

quát tại thời điểm nghiên cứu.Việc so sánh với nhóm quần thể tổng quát chỉ áp dụng được đối với những

quần thể mà ta biết rõ được tỷ lệ bệnh mà ta nghiên cứu: tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong…Tuy nhiên chỉ nên coi

nhóm quần thể tổng quát là nhóm không có phơi nhiễm khi chỉ có một phần nhỏ của quần thể tổng quát

có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ mà ta nghiên cứu.Thực tế, sự so sánh như thế thường dẫn tới ước

lượng non sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh.

Để khắc phục những vấn đề trên nhóm so sánh từ quần thể tổng quát được chọn là nhóm thuần tập tương tự với nhóm chủ cứu về các đặc trưng (tuổi, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…) nhưng

không có phơi nhiễm.Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của các phong tục tập quán, điều kiện chăn

nuôi nhóm chủ cứu và nhóm so sánh có thể lấy từ những địa điểm khác nhau, nhưng đồng nhất về các đặc trưng nói trên.

Việc lựa chọn một nhóm thuần tập so sánh có ưu điểm:Dễ so sánh hơn nhóm so sánh là quần thể

tổng quát.Ngoài ra ta có thể thu thập được thông tin về các yếu tố gây nhiễu từ các đối tượng nghiên cứu,

kiểm soát được sự khác nhau khi phân tích kết quả

2.3. Nhiều nhóm so sánh

Việc sử dụng nhiều nhóm so sánh trong nghiên cứu thuần tập rất có ích đặc biệt khi không có một

nhóm so sánh nào có đủ những đặc trưng giống nhau so với nhóm có phơi nhiễm để đảm bảo tính giá trị

của việc so sánh.Do trên thực tế rất khó có thể có một nhóm so sánh tối ưu, nên thông tin về vai trò của

3. Nguồn số liệu

Khi thiết kế bất kỳ một nghiên cứu thuần tập nào: Vấn đề quan tâm hàng đầu là phải thu thập

được thông tin chính xác và đầy đủ từ đó cho phép phân loại các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm

có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ hay nhóm có phát triển bệnh.

3.1. Nguồn thông tin về phơi nhiễm

Sử dụng nguồn thông tin về phơi nhiễm là hồ sơ có từ trước có nhiều ưu điểm:Những thông tin

này thường có sẵn và không tốn kém khi thu thập. Trong hầu hết các trường hợp những thông tin này

được ghi chép từ trước khi phát triển bệnh mà ta nghiên cứuDo đó nó cho phép phân loại tình trạng phơi

nhiễm một cách khách quan và không gặp phải sự phân loại sai có hệ thống về tình trạng phơi nhiễm.

- Hỏi chủ của đối tượng tham gia nghiên cứu: Đối với nhiều phơi nhiễm, các hồ sơ có trước không

có đủ chi tiết đáp ứng các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra các hồ sơ đó không có số liệu về các yếu tố gây

nhiễu những thông tin này chỉ có thể có được thông qua chủ của đối tượng tham gia nghiên cứu, nhưng cũng có khi thông tin thu thập được không khách quan. Do vậy một điều rất quan trọng là khi không thể có được các thông tin khách quan về tình trạng phơi nhiễm thì phải đảm bảo rằng các thông tin thu được từ các đối tượng nghiên cứu có thể so sánh được với nhau.

- Khám sức khoẻ hay làm xét nghiệm:Một số phơi nhiễm mà ta nghiên cứu không có trong hồ sơ,

do đó cần phải khám sức khoẻ hay làm xét nghiệm.Thông tin này cho phép ta phân loại các đối tượng

nghiên cứu theo tình trạng phơi nhiễm một cách khách quan và không sai lệch.

- Điều tra về môi trường sống:Có thể tiến hành điều tra trực tiếp thông qua lấy mẫu xét nghiệm để

đánh giá mức độ ô nhiễm

* Chú ý: Để có được thông tin thích hợp về phơi nhiễm trong nghiên cứu thuần tập, phải sử dụng

phối hợp nhiều nguồn thông tin.

3.2. Nguồn thông tin về bệnh

Đối với những bệnh có tỷ lệ tử vong cao, cần ghi chép, thu thập thông tin đầy đủ và chính xác về

những trường hợp tử vong.Cần chú ý tới các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiêm ngặt đã đề ra. Do vậy, phải có

những thông tin chắc chắn thông qua mổ khám và hồ sơ theo dõi.

- Hỏi chủ của đối tượng tham gia nghiên cứu

- Làm xét nghiệm định kỳ: Sẽ cho những thông tin chính xác, tin cậy, khách quan. Tuy nhiên sẽ

tốn kém và mất thời gian hơn khi thu thập thông tin từ các nguồn khác.Một điều quan trọng là bảo đảm

không cho những người điều tra biết được tình trạng phơi nhiễm của đối tượng nghiên cứu.

Dù thông tin về tình trạng bệnh được thu thập theo phương pháp nào, điều quyết định đối với giá trị của nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin phải giống nhau ở cả hai nhóm chủ cứu và so sánh.

3.3. Theo dõi các đối tượng nghiên cứu

Trong bất kỳ một nghiên cứu thuần tập nào dù hồi cứu hay tương lai việc đánh giá hậu quả phát triển bệnh phải dựa vào việc theo dõi tất cả các đối tượng nghiên cứu từ khi có phơi nhiễm trong một thời gian dài để xác định xem liệu các đối tượng này có phát triển bệnh hay không?

Tuy nhiên, thất bại trong việc thu thập thông tin từ các cá thể ở nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm là nguyên nhân dẫn đến sai số có hệ thống và làm cho ta không giải thích được kết quả. Do đó vấn đề thu thập thông tin trong quá trình theo dõi, cũng như vấn đề tài chính và thời gian là mối quan

tâm chủ yếu của các nhà nghiên cứu.Thời gian theo dõi hay khoảng thời thời gian từ khi xác định tình

trạng phơi nhiễm đến khi xuất hiện bệnh có liên quan tới thời kỳ ủ bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tuần đối với các bệnh cấp tính, vài tháng vài

năm đối với các bệnh mạn tính. Nhìn chung thời kỳ này càng dài, càng khó theo dõi đầy đủ.Do vậy, để

đảm bảo theo dõi tốt cần phối hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Ý (Trang 88)