Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty. Trong mô hình của nghiên cứu này, có 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty gồm: Triển vọng về ngành điện, Lương và thu nhập khác của công ty, An toàn và sức khỏe cho người lao động, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Đào tạo và phát triển.
- Triển vọng về ngành điện :
Nhằm tìm hiểu xem người lao động thuộc biên chế ngành điện cảm nhận thế nào về ngành nghề mình đang làm việc và liệu họ có ý định gắn bó lâu dài với ngành không. Nếu người lao động không thiết tha gắn bó với ngành nghề của mình hoặc họ thấy trước rằng chuyên ngành đang làm việc không có tương lai thì người lao động sớm muộn sẽ rời khỏi ngành.
Giả thiết H1 được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.
- Lương và thu nhập của công ty :
Thu nhập là tạo động lực kích thích cao nhất đối với người lao động trong việc thực hiện công việc tốt hơn. Khi người lao động nhận thấy mình được trả lương cao, công bằng họ sẽ làm việc tốt hơn và hài lòng với công việc hiện tại và ngược lại khi họ nhận thấy họ được trả lương thấp hay không công bằng thì họ sẽ không hài lòng với công việc hiện tại. Người lao động sẽ hài lòng khi họ thấy năng lực, sự nỗ lực và sự đóng góp của họ được công nhận và đánh giá cao.
Giả thuyết H2: Thu nhập và các đãi ngộ khác của công ty được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.
Điều kiện làm việc trong công ty được hiểu là tổng thể các yếu tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đối với người lao động. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho người lao động có cảm giác an toàn, thoải mái, thuận lợi, không buồn chán... từ đó họ có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình, đặc biệt là khả năng phán đoán và sáng tạo trong công việc. Do vậy, khi môi trường và điều kiện làm việc được cải thiện sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, góp phần làm giảm chi phí.
Nghiên cứu ở Cyprus (Menon và Chiristou, 2002) đã trích dẫn điều kiện làm việc là nguyên nhân chính trong việc tạo ra sự bất mãn đối với công việc, nghiên cứu của Plananandanond, Laksana và Jose (2004) đã cho thấy rằng dựa vào những điều kiện làm việc ta có thể dự đoán được sự thỏa mãn. Dựa vào tài liệu này, giả thuyết được rút ra là:
Giả thuyết H3: Môi trường làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.
- Mối quan hệ với đồng nghiệp:
Phần lớn thời gian mỗi người lao động làm việc với đồng nghiệp của mình là rất nhiều. Do vậy, mối quan hệ của người lao động với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Vì vậy, sự cộng tác và hỗ trợ của đồng nghiệp cũng là nhân tố khá quan trọng giúp người lao động hài lòng công việc đối với công ty.
Nghiên cứu của Billingsley (1993) cho thấy sự ủng hộ và sự tương tác của đồng nghiệp có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với công việc trong những trường hợp có sự ủng hộ hay sự hợp tác giữa các đồng nghiệp đối với công việc tốt sẽ thỏa mãn cao hơn. Giả thuyết H4: Quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.
- Cơ hội Đào tạo và phát triển:
Đào tạo được xem là một dạng đầu tư vốn con người và dạng đầu tư này có thể thực hiện bởi cá nhân hoặc công ty. Người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Cơ hội thăng tiến tạo động lực rất lớn cho người lao động qua đó họ hài lòng được công việc hiện tại.
Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) cho rằng những công việc với những cơ hội, thành tựu, công nhận và sự tiến bộ ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy và sự hài lòng đối với công việc, việc thiếu những cơ hội cho việc thăng tiến là một trong những yếu tố có
mối quan hệ tiêu cực trực tiếp đến sự hài lòng đối với công việc của một cá nhân. Do đó giả thuyết tiếp theo là:
Giả thuyết H5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.
Tóm tắt:
Chương 1 đã đưa ra một số định nghĩa về mức độ hài lòng trong công việc và các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng trong công việc, đã xác định 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động gồm: Triển vọng về ngành điện, Lương và thu nhập của công ty, An toàn và sức khỏe cho người lao động, Quan hệ đồng nghiệp, Đào tạo và phát triển.
Chương này cũng đã trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước; xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, có 5 giả thuyết tương ứng với 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1