An toàn lao động (ATLĐ) luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi người lao động (NLĐ). Song, lâu nay công tác bảo đảm ATLĐ cho NLĐ mới ở việc tập huấn, kiểm tra, xử lý vi phạm gây hậu quả về ATLĐ.
Đây là phần ngọn, còn phần gốc là công tác quản lý nhằm giảm tối đa mất an toàn, tai nạn lao động và việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. có nguy cơ tai nạn, mất an toàn lao động tiềm ẩn. Có một thực tế đáng buồn là nhiều đơn vị thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) kiểu đối phó, tuy có trang thiết bị nhưng không tập huấn, không phân công người thực hiện hoặc không giao trách nhiệm cụ thể, khiến công tác này bị bỏ lửng. Phổ biến không thiết bị bảo hộ, các thiết bị vệ sinh công nghiệp sơ sài. Cán bộ ông đoàn không đủ trình độ, kiến thức để xác định thế nào là an toàn hay mất an toàn. Mức xử phạt thấp, văn bản chồng chéo khiến nhiều lúc, nhiều nơi vấn đề ATVSLĐ nặng tính hình thức. Trong khi phải bảo vệ được môi trường và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, việc làm bền vững cũng có thể tạo ra nhiều hiểm họa không thể lường trước được đối với cá nhân người lao động. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải gắn với mục tiêu việc làm có chất lượng, đồng thời việc làm có chất lượng phải là trung tâm cột trụ xã hội của phát triển bền vững.
Điều kiện làm việc: Là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc. Đối với đề tài nghiên cứu này điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty (Isacsson, 2008).