KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 52)

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH và sự hài lòng của khách hàng, bao gồm các khái niệm có liên quan đến nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trình độ ĐH, chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH và sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực ĐTĐH.

Bên cạnh các khái niệm, một nội dung quan trọng trong cơ sở lý luận là việc đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học cũng được tổng hợp lại một cách có hệ thống. Việc đánh giá chất lượng được nhìn nhận trên cả hai góc độ là các cơ sở đào tạo đại học và người sử dụng các sản phẩm đầu ra của ĐTĐH. Dưới các quan điểm đánh giá khác nhau, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cũng khác nhau.

Trong giới hạn phạm vi của đề tài nghiên cứu, luận án đã tập trung đi vào đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH dưới góc độ của người sử dụng lao động, trong đó có các DN. Dưới góc độ này, chất lượng chính là sự hài lòng của người sử dụng lao động về các năng lực, kỹ năng của SVTN ĐH. Luận án cũng đã tổng hợp lại một số kinh nghiệm quốc tế trong việc đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH như ở Úc, Mỹ hay một số nước ASEAN, để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu ở chương 1 sẽ là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH ở Việt Nam trong chương 2 và đề xuất ra mô hình và phương pháp đánh giá cụ thể ở chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 52)