n: số lượng các kỹ năng
3.5.1. Mô tả phương pháp
Để thu thập ý kiến đánh giá của các DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH cũng như mối quan hệ với sự hài lòng của họ, luận án đã sử dụng phương pháp điều tra-khảo sát. Phương pháp điều tra-khảo sát trong nghiên cứu này cũng được chia ra hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh các tiêu chí phản ánh các kỹ năng mà SVTN cần phải có để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc được giao. Bước nghiên cứu định tính này được thực hiện bằng cách tham khảo các kinh nghiệm đánh giá của một số nước trên thế giới, kế thừa các kết quả nghiên cứu khảo sát trước đây ở Việt Nam, đồng thời thu thập, phân tích một số thông tin từ các nguồn khác như thông tin về yêu cầu tuyển dụng lao động, các bài viết, phát biểu của đại diện các DN tại các hội nghị, hội thảo và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết quả của nghiên cứu định tính đã hình thành được một bộ tiêu chí thử nghiệm gồm 21 tiêu chí phản ánh. Sau đó, bộ tiêu chí thử nghiệm này đã được đưa đi hỏi ý kiến đóng góp của một số DN để điều chỉnh, bổ sung, từ đó hình thành nên bộ tiêu chí đánh giá chính thức của nghiên cứu gồm 22 tiêu chí để đưa vào Phiếu khảo sát.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát Phiếu khảo sát cho các DN sử dụng lao động. Đối tượng được hỏi ý kiến sẽ là các DN sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trong DN, không phải ai cũng có thông tin để có thể trả lời cho việc đánh giá các kỹ năng của người lao động là SVTN, chính vì vậy mà
97
đối tượng cụ thể trong các DN phải là các cán bộ quản lý hoặc các cán bộ phụ trách bộ phận nhân sự của DN.