Kinh nghiệm của Úc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 46)

Có thể nói Úc là một trong những nước đặc biệt quan tâm và có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng ĐTĐH, tình hình việc làm của SVTN và mức độ hài lòng của người sử dụng lao động.

Trong những năm 80 của thế kỷ trước, GDĐH ở Úc phát triển rất nhanh, số lượng sinh viên trong vòng 10 năm, từ 1970 đến 1980, đã tăng lên hơn hai lần, các chương trình đào tạo cũng phát triển đa dạng để đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt với các nước như Nhật Bản, Mỹ (Mahsood Shah et al, 2014). Vì vậy, vấn đề được đặt ra lúc đó là phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, thúc đẩy các trường cạnh tranh về chất lượng, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến yêu cầu của người sử dụng lao động và tình hình việc làm của SVTN. Từ đó, các chương trình đánh giá và đảm bảo chất lượng quốc gia đã ra đời và phát triển rất mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.

Năm 1992, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Đảm bảo chất lượng làm nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề có liên quan đến chất lượng ĐTĐH. Sau đó đã xây dựng được một cơ cấu khung cho việc đảm bảo chất lượng của các trường và triển khai Chương trình đảm bảo chất lượng để tổ chức kiểm toán độc lập quá trình đảm bảo chất lượng ở các trường ĐH. Tất cả các trường ĐH đều phải đệ trình lên Bộ Giáo dục kế hoạch đánh giá chất lượng và các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

45

Một xu hướng rõ nét trong những năm gần đây là Úc đã chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá chất lượng đầu vào, đánh giá quá trình đào tạo sang đánh giá kết quả đầu ra, nghiên cứu nhiều hơn về các kỹ năng chung mà sinh viên cần có sau khi kết thúc khóa học để có thể nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các trường ĐH của Úc và Hội đồng nghề nghiệp của SVTN ĐH Úc đã tiến hành các cuộc khảo sát về tình hình việc làm của SVTN và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động. Có thể kể tên cuộc khảo sát do trường ĐH Melbourne tiến hành năm 1999 với quy mô 3.000 cựu sinh viên, sau đó là các cuộc khảo sát của các trường ĐH khác như ĐH Monash, ĐH Adelaine, ĐH Canberra, … đối với các cựu sinh viên và những người sử dụng họ. Qua đó, đã có được cái nhìn đầy đủ hơn về chất lượng ĐTĐH ở Úc nói chung và của từng trường ĐH nói riêng. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng được một hệ thống GDĐH hiệu quả hơn, có chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và có đủ khả năng cạnh tranh với các trường ĐH nổi tiếng khác trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở các cuộc khảo sát này, cuối năm 2000, Bộ Giáo dục, đào tạo và thanh niên Úc (Departement of Education, Training and Youth Affairs – DETYA, 2000) đã công bố Báo cáo nghiên cứu, trong đó liệt kê 11 yêu cầu và kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở SVTN ĐH. Tiếp sau các trường ĐH, các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống các trường cao đẳng nghề nghiệp (Technical and Further Education – TAFE) cũng đã tiến hành khảo sát và đánh giá tương tự (Grant Harman, 2005).

Nhìn chung, kinh nghiệm đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH và sự hài lòng của người sử dụng lao động của Úc là rất phong phú và đa dạng, từ nội dung đánh giá đến tổ chức hoạt động đánh giá và có nhiều điểm gần gũi với Việt Nam mà chúng ta có thể học tập được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)