NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CHẤT LƢỢNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 126)

NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌ CỞ VIỆT NAM 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CHẤT LƢỢNG

Từ việc phân tích chi tiết chất lượng theo các nhân tố ảnh hưởng, người nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

 Nhóm Kỹ năng kỹ thuật bị đánh giá chất lượng thấp nhất trong 3 nhóm kỹ năng,

và “Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế” là tiêu chí có chất lượng thấp nhất trong nhóm và trong tổng thể.

 Có điểm đáng lưu ý là nhìn chung chất lượng đào tạo khối Kinh tế-Quản lý thường

bị đánh giá thấp hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ, nhưng riêng đối với tiêu chí “Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế”, chất lượng đào tạo khối Kỹ thuật lại bị đánh giá thấp hơn khối Kinh tế-Quản lý.

 Nếu xét về tổng thể:

- Theo địa phương, các DN ở Hà Nội thường có đánh giá chất lượng thấp hơn

các DN ở các địa phương khác, đặc biệt là thấp hơn so với các DN đóng ở miền Trung và Nam Bộ.

- Theo loại hình DN, các DN FDI đánh giá chất lượng thấp nhất, tiếp đó, đến các DNNN.

- Theo lĩnh vực hoạt động, các DN hoạt động trong lĩnh vực ĐTVT-CNTT nhìn

chung có đánh giá chất lượng thấp hơn các DN thuộc các lĩnh vực khác

- Theo quy mô nhân lực, các DN có quy mô trên 200 người thường có đánh giá

chất lượng thấp nhất.

- Theo tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH, các DN tỷ lệ này cao từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Nếu xét riêng tiêu chí yếu nhất là “Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế” thì các DN ở Hà Nội, các CTCP, các DN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV-VT, các DN có quy mô nhân lực từ 51 đến 200 người, các DN có tỷ lệ ĐH từ 20% đến 30% lại có đánh giá chất lượng thấp nhất

 Với tiêu chí “Trình độ ngoại ngữ”, chất lượng khối Kỹ thuật-Công nghệ bị đánh

giá thấp hơn khối Kinh tế-Quản lý, trong đó, các DN ở Hà Nội, các DN FDI, các DN ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực trên 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Khả năng tư duy logic”, chất lượng khối Kỹ thuật-Công nghệ bị đánh

giá thấp hơn khối Kinh tế-Quản lý, trong đó, các DN ở miền Trung và Nam Bộ, các DN FDI, các DN ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực từ 51 đến 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH dưới 20% thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Kiến thức chuyên ngành”, chất lượng khối Kinh tế-Quản lý bị đánh

giá thấp hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ, trong đó, các DN ở miền Trung và Nam Bộ, các DNNN, các DN TM-DV-VT, các DN có quy mô nhân lực từ 51 đến 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 20% đến dưới 30% thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Khả năng cập nhật kiến thức mới”, chất lượng khối Kinh tế-Quản lý

bị đánh giá thấp hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ, trong đó, các DN ở Hà Nội, các DN FDI, các DN ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực từ 51 đến 200 người

125

và các DN có tỷ lệ ĐH từ 20% đến dưới 30% thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Năng lực tổ chức, điều hành”, chất lượng cả 2 khối Kỹ thuật-Công

nghệ và khối Kinh tế-Quản lý khá đồng nhất. Nhìn chung, các DN ở miền Bắc khác, các DNNN, các DN ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực trên 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Tính ham học và khả năng tự học”, các DN ở Hà Nội, các DN FDI,

FDI, các DN ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực trên 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Khả năng chịu áp lực”, chất lượng khối Kỹ thuật-Công nghệ bị đánh

giá thấp hơn khối Kinh tế-Quản lý, trong đó, các DN ở miền Bắc khác, các DNNN, các DN thuộc lĩnh vực SX-CB-XD, các DN có quy mô nhân lực trên 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Thái độ tích cực với tổ chức”, chất lượng khối Kinh tế-Quản lý bị đánh giá thấp hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ, trong đó, các DN ở Hà Nội, các DN FDI, các DN lĩnh vực TM-DV-VT, các DN có quy mô nhân lực từ 51 đến 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 20% đến dưới 30% thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Tính kỷ luật”, nhìn chung, các DN ở Hà Nội, các DNNN và DN FDI,

các DN thuộc lĩnh vực ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực từ 50 người trở xuống và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhìn chung, các DN ở Hà Nội, các DN FDI, các DN thuộc lĩnh vực ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực từ 50 người trở xuống và trên 200 người, các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử”, chất lượng khối Kỹ thuật-Công nghệ bị

đánh giá thấp hơn khối Kinh tế-Quản lý, trong đó, các DN ở miền Bắc khác, các DNNN, các DN thuộc lĩnh vực ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực từ 50 người trở xuống và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

 Với tiêu chí “Kỹ năng đàm phán”, chất lượng khối Kinh tế bị đánh giá thấp hơn

khối Kỹ thuật-Công nghệ, trong đó, các DN ở Hà Nội, các DNNN, các DN thuộc lĩnh vực ĐTVT-CNTT, các DN có quy mô nhân lực trên 200 người và các DN có tỷ lệ ĐH từ 30% trở lên thường có đánh giá chất lượng thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)