Nhóm nhân tố liên quan đến các DN đưa ra đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 41)

Địa bàn hoạt động

Thực tế cho thấy, các DN đóng ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm thường có nhiều cơ hội để lựa chọn lao động hơn các DN ở các địa bàn khác. Ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, có nhiều DN hoạt động, cơ hội việc làm cũng nhiều hơn, dẫn đến việc lao động cũng tập trung ở các thành phố lớn để tìm việc. Với một nguồn cung lao động dồi dào như vậy, các DN đóng ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm cũng sẽ có nhiều khả năng có những đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH, hơn các DN ở các vùng miền khác, từ đó sẽ dẫn đến những mức độ hài lòng khác nhau trong đánh giá.

Loại hình doanh nghiệp

Các loại hình DN khác nhau sẽ có liên quan đến trình độ phát triển sản xuất, trình độ quản lý, cũng như văn hóa kinh doanh của DN, từ đó dẫn đến những sự khác biệt đánh giá về chất lượng và sự hài lòng. Chẳng hạn như, các DN nước ngoài, với ưu thế là sự tiếp cận dễ dàng hơn với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý ở mức độ tiên tiến hơn, có thể sẽ có những mong đợi và yêu cầu cao hơn đối với các kỹ năng cần có của người lao động. Điều này rõ ràng sẽ dẫn đến những sự đánh giá về chất lượng đào tạo khác với các DN trong nước. Vì vậy, sự khác biệt trong đánh giá chất lượng đào tạo của các DN thuộc các loại hình khác nhau cũng sẽ phải được xem xét trong nghiên cứu này.

Lĩnh vực hoạt động

Thông thường, người ta có thể chia lĩnh vực hoạt động của các DN ra thành 2 nhóm chính: (1) Sản xuất, chế biến, xây dựng và (2) Thương mại, dịch vụ, vận tải.

Do tính chất công việc, lao động trong các DN sản xuất sẽ phải có những đòi hỏi về kỹ năng khác so với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Thông thường, trong các DN sản xuất hay sử dụng nhiều lao động kỹ thuật hơn. Còn DN thương mại, dịch vụ thường hay sử dụng nhiều lao động được đào tạo từ khối kinh tế.

Xuất phát từ các khác biệt trong tính chất công việc mà những đánh giá của các DN trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau cũng có thể không tương đồng, từ đó dẫn đến những mức độ hài lòng khác nhau về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Quy mô nhân lực

Có thể nói, quy mô nhân lực trong DN cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng đào tạo. Ở các DN có quy mô nhân lực lớn, số lượng lao động nhiều, đến từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, họ sẽ có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn các DN có quy mô nhân lực nhỏ trong việc đánh giá xem các kỹ năng mà sinh viên được đào tạo ra có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không.

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học

Trong nghiên cứu về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH, việc đánh giá chất lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trong DN.

Nếu DN có số lượng nhân viên tốt nghiệp ĐH nhiều thì yêu cầu của họ về các kỹ năng cần có của người lao động cũng khác, đồng thời các đánh giá của họ về chất

40

lượng ĐTĐH rõ ràng cũng sẽ đầy đủ và toàn diện hơn so với các DN có số lượng nhân viên tốt nghiệp ĐH ít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam ( Toàn văn luận án + phụ lục đính kèm ) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)